Mách bạn 6 bí kíp giúp bạn trở thành "sếp" của sếp

Nếu thực sự muốn gây ấn tượng với sếp, bạn cần biết cách 'điều khiển' sếp... a.link-gift { display: block; margin-bottom: 10px; color: red; text-decoration: none; font-weight: normal; font-size: 14px; } a.link-gift:hover { text-decoration: underline; }

15.5128

Bạn đang có công việc tuyệt vời ở một công ty mà nhiều người mơ ước. Nhưng đôi khi bạn mất ăn mất ngủ vì sự cạnh tranh của các nhân viên khác và sợ rằng một ngày nào đó sẽ bị người khác chiếm chỗ. Chớ vội lo lắng! Sự nghiệp của bạn sẽ bền vững lâu dài nếu bạn áp dụng bí quyết sau đây: Làm “sếp” của sếp!

Thoạt nghe thì có vẻ hơi bị choáng. Tuy nhiên, hãy đọc kỹ nội dung dưới đây, bạn sẽ thấy chúng hoàn toàn hợp lý. Bạn có thể đi sớm về muộn, tiên phong trong các dự án, làm việc cật lực để có được thành quả lớn lao, nhưng nếu bạn thực sự muốn gây ấn tượng với sếp thì cần phải biết cách “điều khiển” sếp.

  • 1

    Làm bản sao của sếp

    Bắt chước phong cách làm việc của sếp là một trong những cách tốt nhất (tuy không phải là cách đơn giản nhất). Nếu bạn có thể đoán được ý của sếp và cho sếp thấy rằng cả hai người đều chung một ý tưởng. Ví dụ, nếu sếp thích viết e-mail ngắn gọn thì bạn đừng gửi những e-mail dài, nếu sếp là người biết nhìn xa trông rộng thì bạn hãy đưa ra ý tưởng để t thực hiện mục tiêu dài hạn của công ty. Nếu bạn làm đúng những gì sếp muốn, sếp sẽ nghĩ bạn thật giống sếp. Thực tế, hầu như tất cả mọi người đều thích những ai có những đặc điểm, suy nghĩ giống với mình, và sếp quý bạn là điều đương nhiên.

  • 2

    Là “tai mắt” của sếp

    Bạn có biết rằng dù trông sếp luôn đạo mạo tự tin nhưng trong lòng sếp luôn tự hỏi: “Không biết nhân viên của mình có xì xào, bàn tán gì về mình hay về công việc trong bữa trưa ở căng-tin và lúc rảnh rỗi không nhỉ?”. Vấn đề là sếp càng muốn biết sự thật, càng nghe ngóng thì rất hiếm khi họ nhận được đủ thông tin. Vì thế, nếu ai cung cấp cho sếp những thông tin đáng tin cậy, sếp sẽ đánh giá rất cao người ấy. Sếp sẽ rất hài lòng nếu biết được nhân viên nào đang thất vọng với công việc, rối trí hay bất mãn chuyện gì đó… để tìm cách giải quyết.

    Thế nhưng, nếu bạn là “người đưa tin” thì cũng phải hết sức cẩn thận để đưa thông tin một cách khách quan, đúng mực theo chiều hướng tích cực chứ đừng trở thành “điệp viên”. Bạn đừng “bán đứng” đồng nghiệp chỉ để lấy lòng sếp. Nếu làm vậy, lâu dần mọi người sẽ tẩy chay bạn và sếp cũng không tin cậy thông tin của bạn nữa. Hãy công tâm, chân thành và khách quan thì sếp sẽ ngày càng tin tưởng bạn.

  • 3

    Giúp sếp ghi điểm

    Không chỉ tự ghi điểm với sếp, nếu bạn giúp sếp đạt được thành công trong công việc thì chính là bạn đang tự giúp mình đấy. Ví dụ, nếu sếp lớn yêu cầu sếp trực tiếp của bạn nộp ý tưởng mới hàng tuần, bạn nên gửi e-mail cho sếp để đóng góp các ý tưởng.

    Khi sếp sử dụng ý tưởng của bạn và thành công, hãy để cho sếp đắm mình trong vinh quang (ngay cả đôi lúc bạn cũng muốn hét lên: “Này, ý tưởng đó là của tôi đấy chứ!”). Trong trường hợp này, đừng lo “Lý Thông cướp công Thạch Sanh”, sếp hiểu rõ hơn ai hết vai trò quan trọng của bạn trong việc giúp sếp ghi điểm với sếp lớn. Chắc chắn không sớm thì muộn, bạn sẽ được đền đáp xứng đáng.

  • 4

    Thư giãn trong khuôn khổ

    Cho dù bạn luôn tích cực với công việc thì bạn vẫn có thể mở một số cửa sổ chat trên màn hình vi tính để thỉnh thoảng tám chuyện với bạn bè. Sếp có thể liếc thấy những tin nhắn của bạn, nhất là khi sếp ở độ tuổi U40. Nhưng nếu như công việc của bạn vẫn trôi chảy, bạn vẫn hoàn thành công việc đúng hạn và khiến sếp hài lòng thì không có gì xảy ra. Vấn đề là nên giữ sự thư giãn đó ở trong khuôn khổ. Hãy luôn coi công việc là ưu tiên số một cần hoàn thành trước tiên.

  • 5

    Một chút “nịnh nọt”

    Đúng vậy! Nếu một nhân viên chỉ biết cắm đầu làm việc và chẳng thèm "coi sếp ra kí lô gram nào", chắc sếp cũng thấy hơi phiền lòng. Nếu không biết cách “nịnh” sếp thì bạn đang phá hoại sự nghiệp của mình đấy. Tuy nhiên, nhớ rằng không phải nịnh một cách thô thiển và trắng trợn, bạn cần nịnh một cách tinh tế và chính xác.

    Phải hiểu “nịnh” ở đây là bày tỏ sự ngưỡng mộ sếp trong công việc, tôn trọng ý kiến của sếp và thể hiện rằng bạn muốn học hỏi những thế mạnh của sếp. Nịnh ở đây không phải là “tâng bốc” sếp lên tận mây xanh với những lời lẽ quá đà. Nếu bạn giỏi giang và thẳng thắn, bạn được tín nhiệm trong công việc. Còn với cách xử trí khôn khéo, bạn sẽ chiếm được cảm tình của sếp.

  • 6

    Học cách từ chối

    Từ chối không phải lúc nào cũng xấu. Vấn đề là biết lúc nào cần từ chối và từ chối ra sao. Một ngày kia, sếp gọi bạn vào và giao cho bạn một đống công việc. Trong số đó, có những việc chẳng thuộc chuyên môn của bạn. Đừng vội hoảng hốt, bạn hãy bình tình và từ tốn giải thích cho sếp rằng bạn cần tập trung vào những gì sếp cần trước và giúp sếp hiểu được rằng nếu bạn xử lý những việc không thuộc chuyên môn của mình thì kết quả sẽ không tốt bằng giao cho những người có chuyên môn hơn.

    Sai lầm của chúng ta là thường có xu hướng “cả nể”, miễn cưỡng chấp nhận nhiệm vụ để làm hài lòng sếp nhưng rồi lại thấy quá tải và ấm ức rồi thực hiện không được hoàn hảo.

  • 7

    Mách bạn: Tận dụng ngôn ngữ hình thể

    Không nhất thiết cứ phải nói ra, ngôn ngữ hình thể nhiều khi giá trị hơn nhiều lần.

    3 hành động thông minh

    - Cái gật đầu hoàn hảo: Khi thảo luận với đồng nghiệp và sếp, thỉnh thoảng hãy gật đầu một cái để họ thấy rằng bạn đang chăm chú lắng nghe. Gật đầu hai cái là dấu hiệu cho biết bạn đang đồng tình và tập trung suy nghĩ về điều người ta đang nói.

    - Sờ cằm: Nếu đang lúng túng và cần vài giây để suy nghĩ trước khi đưa ra ý kiến của mình, hãy đưa tay sờ vào cằm thay vì đưa lên gãi đầu. Sờ cằm sẽ khiến người khác cho rằng bạn đang trầm ngâm suy nghĩ, còn gãi đầu chỉ chứng tỏ bạn đang bí và hết cách.

    - Đi giày cao gót: Độ cao của gót giày khiến bạn trông có vẻ quyền lực hơn. Đi giày cao gót, lưng bạn sẽ cong hơn, đôi chân như dài ra và những bước đi cũng uyển chuyển hơn… Tất cả những yếu tố này giúp bạn tự tin khi xuất hiện ở công ty.

    3 hành động tai hại

    - Xâm lấn không gian của sếp: Không nên tiện tay đặt ly cà phê lên bàn sếp trong lúc bạn đi ngang qua và dừng lại nói chuyện. Cũng không nên cầm khung hình lên xem hay lấy cái bút trên bàn viết tí chút rồi quên trả lại chỗ cũ. Di chuyển đồ đạc trên bàn của sếp, nhất là những vật kỷ niệm, không khác nào vào nhà người khác tự tiện sử dụng đồ của người ta. Đó là điều cấm kị!

    - Che giấu thế mạnh của mình: Hai tay chống cằm (che cổ và ngực), chân bắt chéo (che hông và đầu gối) là những hành động cho thấy bạn đang “cố thủ” và không sẵn sàng tiếp nhận ý kiến của ai cả.

    - Cười quá nhiều: Nụ cười khiến bạn trông thân thiện hơn, nhưng nếu cười nhiều quá mức bình thường và không đúng lúc thì người khác sẽ nghĩ bạn bị “dở hơi”, kém thông minh và thiếu năng lực.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]