Mẹo nhỏ giúp mẹ bầu vượt qua nỗi sợ hãi hỏng thai

Bên cạnh niềm hạnh phúc chờ đón thiên thần bé nhỏ của mình sắp chào đời, người mẹ còn rất nhiều nỗi lo. Hãy để chúng tôi giúp bạn giảm bớt suy nghĩ tiêu cực trong những tháng ngày mệt mỏi nhưng ngập tràn hạnh phúc nhé! Vì bạn đang mang trong mình mầm sống của tình yêu, hãy cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi…

15.5925

Nỗi ám ảnh sẩy thai

“Nhớ lại ngày đầu làm mẹ, tôi vừa mừng vừa lo. Đi đứng lúc nào cũng chậm rãi, rón rén, thậm chí còn cẩn thận hơn cả người bệnh, người già. Mỗi lần lỡ đụng ghế, đụng cửa là tôi thót cả tìm, riết rồi mang thai mà đầu óc lúc nào cũng hoạt động không ngừng” – Chị Thanh Tâm (Phú Mỹ Hưng, Q7. TPHCM) chia sẻ. Sẩy thai là nỗi sợi kinh khủng nhất của bất kỳ người mẹ nào. Bạn nên biết rằng, tỷ lệ sẩy thai ở phụ nữ khỏe mạnh thấp hơn 20% và hầu hết các trường hợp sẩy thai diễn ra trong vài tuần đầu mang thai, khi thậm chí nhiều phụ nữ chỉ cho rằng đó là kỳ kinh nguyệt bình thường. Tới 6 – 8 tuần, tỷ lệ ấy giảm xuống còn 5% và nếu bạn đã từng sẩy thai, thì khi mang thai lần 2, tỷ lệ ấy giảm còn dưới 3%.

Mẹ bầu hãy cố gắng vượt qua nỗi sợ hãi nhé.

Ôi, không ăn đâu!

“Dạo này mình bị ốm nghén nên khó ăn kinh khủng! Chỉ sợ con không đủ dưỡng chất cần thiết…”, chị Kim Thùy (Q5, TPHCM) than thở. Đừng quá lo lắng khi bạn không thể ăn trong những ngày này. Thai nhi như một “ký sinh trùng” sẽ hấp thu tất cả những gì mẹ ăn. Hãy đợi bao tử mẹ thích ứng tốt với thức ăn từ tuần thứ 16, khi ấy bé cũng bắt đầu đòi hỏi nhiều dinh dưỡng hơn.

Ăn gì đây?

Nhiều bà mẹ cảm thấy áp lực khi phải chọn thức ăn tốt nhất cho con mình. Bên cạnh vấn đề bổ dưỡng, thức ăn mẹ nạp liệu có an toàn đối với con? Không cần phải quá lo đến vậy đâu. Không ai có thể có chế độ dinh dưỡng hoàn hảo 100% cả. Mẹ bạn thời ấy có thức ăn “siêu sạch” như bây giờ đâu, mà đến hôm nay bạn vẫn “chuẩn không cần chỉnh” đấy thôi!

Căng hết cả não

Chẳng có gì ngạc nhiên khi hormone hoạt động, sự kiệt sức và những lo toan hàng ngày khiến bạn cảm thấy ít nhiều căng thẳng. Nhưng chỉ riêng việc lo lắng làm sao để bớt lo lắng cũng không giải quyết được gì. Thật ra, một vài căng thẳng sẽ không gây hại cho bé, nhưng nếu thai phụ thường xuyên khủng hoảng thì tỉ lệ sinh non sẽ tăng cao.

Béo ú như su mô

“Trước khi, tôi là hoa khôi của cả công ty, đi đâu cũng khiến bao người ngưỡng mộ vì vóc dáng thon thả. Từ khi có bầu, người tôi sồ sề thấy rõ, chẳng biết bao giờ mới lấy lại được hình ảnh xưa kia!”, chị Thanh Thanh tâm sự. Sự thật là, đến gần 20% phụ nữ sau khi sinh không thể lấy lại vóc dáng thời con gái. Nguyên nhân có thể do cơ thể mẹ sau sinh cần nạp ít nhất 2.000 calorie mỗi ngày để cho con bú.

“Chuyện ấy” chỉ còn trong dĩ vãng

Chị Quỳnh Như (Hà Nội) không khỏi lo sợ việc có con đồng nghĩa với việc chấm dứt “chuyện ấy”. Mỗi ngày mang bầu, chỉ riêng việc đi làm, ăn uống, ngủ nghỉ với cơ thể ngày một nặng nề đã đủ ngán ngẩm, còn đâu thời gian cho chồng, huống chi sau này có con… Nhưng bạn có biết, cơ thể con người là một cỗ máy kỳ diệu có khả năng phục hồi nhanh chóng. Mặc dù trong vài tháng đầu, cơ thể khó thích nghi nhưng 70% phụ nữ được nghiên cứu vẫn “sung sức” trở lại chỉ sau 6 tháng kể từ khi bé chào đời. Điều ngạc nhiên là, thậm chí có người còn hăng hái nhiều hơn bao giờ hết.

Giơ cờ trắng trước giờ sinh

Mỗi ngày trôi qua, bên cạnh niềm háo hức nhân đôi hóng chờ sinh linh mới, nhiều bà bầu còn canh cánh nỗi sợ cơn đau đẻ hành hạ. Nhất là những tuần cuối cùng, tâm trí mẹ luôn chực chờ con đau khủng khiếp nhất cuộc đời. Càng nghĩ, bạn sẽ càng thấy đau hơn rất nhiều. Vì vậy, hãy gạt bỏ nỗi lo bằng những việc làm tích cực, chia sẻ với bác sĩ, tham gia lớp học cho bà bầu và tránh xa phim ảnh chiếu cảnh đau đẻ. Tâm trí thoải mái sẽ khiến cơn đau dịu đi nhanh chóng.

“Trễ hẹn” sinh con

“Nếu con đòi ra lúc giữa đêm hay khi mình đang ở nhà một mình thì sao? Làm sao kịp chạy đến bệnh viện đây?”, nghe có vẻ hài hước nhưng đây lại là nỗi lo không chỉ của chị Kim Thùy mà còn của rất nhiều bà bầu khác. Nhưng điều ngạc nhiên hơn cả, là thai phụ sắp sinh thậm chí có đủ thời gian để. .. bay từ nơi này qua nơi khác vì cơn đau đẻ trung bình kéo dài từ 12 – 21 tiếng đồng hồ, và thường kéo dài hơn với bé đầu lòng.

Ngượng chưa kìa!

Các bà bầu thường sợ khoảnh khắc sinh con chính là lúc bộc lộ bản năng xấu nhất của mình : “làm bậy” ngay trên giường, ói hết vào bác sĩ hay nguyền rủa, thậm chí dùng vũ lực với chồng vì… đã khiến mình ra nông nỗi này. Thoải mái đi bạn, vì ngay cả bác sĩ cũng chứng kiến cảnh này hàng triệu lần rồi!

Người mẹ tồi

Bạn sợ mình không đủ khả năng nuôi con hay thậm chí không đủ tình thương dành cho bé? Thật ra, khi bạn đã lo lắng như vậy, chứng tỏ bạn đã thực sự quan tâm đến bé. Và chỉ có sự quan tâm mới làm nên bà mẹ tuyệt vời.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]