Món ăn phòng và phụ trị ung thư gan

VOV.VN - Tổng thống Putin không giấu nổi xúc động đặt hoa tưởng niệm các nạn nhân trong vụ cháy kinh hoàng tại Trung tâm thương mại Winter Cherry ở Kemerovo.

0

Dù không đứng đầu nhóm bệnh ung thư, nhưng UTG lại là bệnh có tỷ lệ tăng dần sau 10 – 20 năm. Điều đáng sợ, bệnh diễn biến âm thầm để 70% ca phát hiện ở giai đoạn trễ muộn. Nguyên nhân nổi bật để UTG ngày càng tăng có liên quan đến tỷ lệ tiêu thụ rượu và thói quen ăn uống…

GS. Vạn Lực Sinh – chuyên gia thực dưỡng – cho rằng, một số bệnh ung thư đường tiêu hoá tăng cao đột biến ở khu vực mới phát triển, do thói quen ăn uống thay đổi cùng với đời sống kinh tế. Thực vậy, tâm lý “ăn bù trừ” cho thời nghèo khó, dần tới thói quen ăn uống tuỳ tiện, nặng khoái khẩu hơn yếu tố dinih dưỡng.

Michael Petch – nhà nghiên cứu kinh tế Đông Nam Á – đã không giấu vẻ kinh ngạc: “Thật khó tin Việt Nam là nước nghèo trong thời suy thoái kinh tế. Ở đâu, giờ nào cũng thấy người ta ăn nhậu, từ nhà hàng, quán bình dân; từ hè phố đến ngõ hẻm…”. Điều đó cho thấy, người xưa đã đi trước khi cho rằng “Bách bệnh tòng khẩu nhập” (Trăm thứ bệnh từ cửa miệng mà vào). Bệnh do sai lầm trong ăn uống tất có thể ngăn ngừa và chữa trị bằng… ăn uống.

Xin giới thiệu dưới đây những món ăn – bài thuốc để phòng và hỗ trợ điều trị UTG.

Canh cá chạch: Món này cần có cá chạch 400g, thịt nạc 160 g, đông trùng hạ thảo 40 g, tử hà xa 1 cái, trần bì 10 g. Cá chạch làm sạch, bỏ đầu, lòng, chiên dầu cho vàng rồi vớt ra. Các vị thuốc rửa sạch, ngâm nước. Hầm thịt nạc bằng nồi đất, khi nước thật sôi thì cho cá chạch và cá vị thuốc vào, gia vị tuỳ tích. Nấu nước vừa đủ để ăn hết cả cái và nước (mỗi lần ăn cần hâm nóng lại). Món canh này cũng có thể thay đổi bằng cá chạch 400 g, thịt nạc 120 g, đậu đen 80 g, nấm bắc 80 g, gừng tươi 3 lát. Đậu đen rang cho bong hết vỏ, rửa lại, phơi khô. Còn lại, cách chế biến cũng như trên.

Canh cá chép: Cá chép 1 con 600 g, bán chi liên 80, xuyên phá thạch 80 g, gừng tươi 50 g. Cá cắt hầu, rút ruột (không mổ bụng). Bán chi liên, xuyên phá thạch ngâm nước, rửa sạch lại. Gừng gọt vỏ, giã nát. Tất cả dồn vào bụng cá đem nấu canh trong nồi đất. Trước khi bắt xuống, cho vào một ít cần Tàu hoặc thì là.

Canh gan dê: Gan dê 200g, hoa artichaut 50g, sơn tra 50g, trần bì 30g. Sơn tra, trần bì sắc lấy nước. Gan dê nhúng qua rượu. Hoa artichaut rửa sạch, chẻ nhỏ. Cả hai đem nấu canh với nước thuốc sắc.

Canh nấm hầu thủ: Nấm hầu thủ 80g, bí đao 250g, ốc bươu 200g, thịt nạc 100g, bạch truật 120g, trần bì 10g, gừng tươi 2 lát. Ốc rọng nước một đêm, rửa thật sạch, chặt bỏ đít. Nấm ngâm nước cho nở, thái chỉ. Bí để cả vỏ. Tất cả nấu (nồi đất) thật sôi, hạ nhỏ lửa để đến thịt mềm rục là được. Gia vị tuỳ khẩu vị.

Rùa vàng tiềm thuốc bắc: Rùa vàng 1 con, thịt nạc 60g, khiếm thực 80g, tam thất 20g, trần bì 10g. Cho rùa vào chậu ngâm nước sôi. Sau đó, bỏ lòng, đầu, chân. Các vị thuốc rửa sạch, tam thất đập nát, thịt nạc băm nhỏ; tất cả đem dồn vào bụng rùa, tiềm bằng nồi đất trong 3 giờ là được.

Ba ba chưng thuốc bắc: Ba ba một con 500 – 600g, thịt bò 80g, sinh địa 12g, địa cốt bì 10g, nấm hương 30 g. Nấm hương rửa sạch, ngâm nước. Ba ba làm sạch, bỏ lòng, rửa lại với rượu rồi dồn tất cả vào bụng ba ba đem chưng cách thủy trong 2 giờ.

Ba ba hầm nhân sâm: Ba ba 1 con, nhân sâm 5g, phù tiểu mạch 200 g, phục linh 10g. Các vị thuốc rửa sạch, giã nát, dồn vào bụng ba ba trước khi đem hầm bằng nồi đất trong 2 – 3 giờ.

Cá trắm đen chiên dầu giấm: Cá trắm đen nguyên con 600 – 700g, sơn tra 50g, hoa hồng 3g, đường đỏ 30g, sừng tươi 30g (thái chỉ), hành 2 tép. Sơn tra, hoa hồng, đường đỏ sắc lấy nước, bỏ xác. Cá trắm làm sạch, bỏ lòng, chiên với dầu phộng rồi với ra cho lên đĩa. Cho dầu mè vào chảo, đợi dầu sôi, cho nước thuốc sắc vào. Khi nước sắc hơi cạn, cho một ít giấm đỏ, bột vào khuấy thật đều. Trước khi múc ra, cho gừng, hành vào rồi rưới hỗn hợp này lên cá trắm. Lưu ý, nên ăn lúc còn nóng.

Hải sâm xào tôm: Hải sâm 150g, tôm 100g, đông trùng hạ thảo 5 con. Hải sâm ngâm nước, chẻ đôi, cắt miếng, ướp gia vị. Đông trùng hạ thảo trụn nước sôi. Tôm lột vỏ ướp rượu. Bắt chảo dầu lên bếp, khi dầu nóng, cho tất cả vào chảo, xào đến hải sâm mềm, gia thêm chút giấm đỏ.

Tôm chiên rượu: Tôm 200g (đã bóc vỏ), nhâm sâm 30g (có thể thay thế bằng bạch sâm hoặc đảng sâm). Sâm sắc lấy nước. Tôm chiên sơ với một ít rượu rồi cho nước thuốc vào. Khi nước còn sâm sấp là dùng được.

Cháo cóc gạo lức: Cóc to 1 cặp, gạo lức 50g. Cóc cắt cổ lột da rồi dùng cây cao khác mổ bụng, bỏ lòng. Cóc rửa lại 4 lần dưới vòi nước chảy mạnh (để thật hết độc chất trong da, gan, trứng cóc). Gạo lức nấu cháo cho sôi rồi cho cóc vào, gia vị tuỳ thích. Khi múc ra ăn nên cho một ít hành băm và ngò rí vào cháo.

Cháo bao tử nhím: Bao tử nhím 1 cái, gạo lức 50g, tam thất 5g, ngó sen 100g. Bao tử nhím làm sạch rồi ngâm với rượu trong 10 phút. Sau đó, vớt ra thái chỉ đem chiên sơ với dầu mè, một ít giấm đỏ rồi vớt ra để riêng. Tam thất, ngó sen sắc lấy nước đem nấu cháo gạo lức. Khi cháo sôi cho bao tử gạo vào, gia vị tuỳ thích.

Cháo gan dê: Gan dê 150g, gạo tẻ 100g, rau chân vịt 50g. Gan thái mỏng, rau cắt khúc. Gạo nấu cháo, khi cháo chín cho gan và rau vào. Có thể chia hai lần ăn hết trong ngày; nên hâm cháo nóng trước khi ăn.

Cháo gan gà: Gạo 70g, gan gà 120g, trứng gà 1 quả, hạ khô thảo 20g, thảo quyết minh 10g. Hai vị thuốc sắc lấy nước nấu cháo với gạo. Trứng đánh đều cả lỏng trắng và lòng đỏ, trộn với gan (đã băm nhỏ). Khi cháo mềm cho hỗn hợp trứng – gan vào. Khi ăn, cho vào cháo một ít hành băm và ngò rí.

Cháo hoài sơn: Gạo lức 60g, bột hoài sơn (củ mài) 60g, đậu cô-ve trắng 20g. Gạo lức nấu cháo cho sôi rồi cho bột hoài sơn và đậu cô-ve vào. Ngoài UTG, món chào này còn tốt cho người bệnh tiểu đường.

Cháo gạo lức nhân trần: Gạo lức 80g, nhân trần 30 g, dành dành 12g. Hai vị thuốc sắc lấy nước nấu cháo với gạo lức. Có thể dùng ngày hai lần, lúc nóng.

Cháo gạo lức củ ấu: Gạo lức 50g, ấu 30 củ. Gạo vo sơ, ấu tách bỏ vỏ; cả hai đem nấu cháo, chia ra ăn ngày 2 –3  lần. Ăn một đợt 3- 4 ngày rồi thay củ ấu bằng bán chi liên (50g). Sau 4 – 7 ngày thì thay bằng món cháo khác.

Chè bo bo: Bo bo 50g, bạch thược 15g, bạch thược 15g, tử thảo 10g, đường phèn 80 g. Bạch thược, tử thảo sắc lấy nước nấu chè với bo bo. Khi bo bo nhừ cho đường phèn vào. Món chè này ăn lúc nóng.

Chè hạt dẻ: Hạt dẻ 60g, sinh địa 30g, nhân ý dĩ 30 g, đường đỏ 60g. Sinh địa sắc lấy nước, bỏ bã. Lấy nước thuốc nấu chè với hạt dẻ, nhân ý dĩ. Món chè này ăn lúc nóng. Ngoài UTG, món chè này còn dùng cho người bệnh ung thư phổi, thận, vòm họng, lưỡi, tuyến nước bọt.

Trà dược thảo: Chè xanh 3g, cam thảo 6g, nhân trần 30g, cỏ lưỡi rắn hoa trắng 30g. Ba vị thuốc rửa sạch nấu với 1 lít nước, để sôi trong 15 phút. Sau đó, lọc bỏ bã, lấy nước thuốc hãm chè xanh. Nên giữ nóng nước trà trong bình thuỷ tinh để uống hết trong ngày./.

Theo Kiến thức ngày nay
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]