>
>
Giá trị dinh dưỡng ưu việt
Gọi là món ăn vặt nhưng thật ra, vai trò của sữa chua trong chế độ dinh dưỡng của trẻ vô cùng quan trọng. Từ năm 1910, nhà bác học người Nga Ilya Metchnikoff đã đoạt giải Nobel cho những khám phá của ông về vai trò của sữa chua đối với sức khỏe con người, nhất là với trẻ em.
Sữa chua giúp trẻ phát triển cân đối, tăng cường sức đề kháng, ngăn ngừa bệnh tật, phát triển chiều cao. Với những lợi ích và công dụng kỳ diệu, sữa chua được xếp vào nhóm thực phẩm cần cung cấp đều đặn cho bé mỗi ngày.
Sở dĩ làm được điều này là vì giá trị dinh dưỡng ưu việt của sữa chua. Với cùng một thể tích như nhau, sữa chua ăn làm từ 100% sữa tươi thậm chí còn tốt cho trẻ hơn cả các loại sữa nước thông thường khác. Mỗi hộp sữa chua chứa rất nhiều vitamin, khoáng chất cần thiết, đặc biệt là canxi – chất tối quan trọng giúp trẻ phát triển chiều cao.
Theo kết quả kiểm nghiệm tại Sở Khoa học và Công nghệ TP HCM, trong 100g sữa chua ăn Vinamilk có chứa đến 112mg canxi, 0,17mg sắt, 0,64mg vitamin B1, 0,12mg vitamin B2, 0,29mg vitamin B6...
Cứ mỗi 100g sữa chua ăn có đường lại cung cấp đến 3,7g chất đạm trong khi 100ml sữa nước các loại trên thị trường chỉ cung cấp từ 2,9 – 3,1g chất đạm. Ngoài ra, lượng vitamin A có trong sữa chua cao gấp 5 – 6 lần, vitamin B1 cao gấp 15 lần, vitamin B6 cao gấp 6 lần và sắt cao gấp 3 lần so với sữa nước. Điều này có nghĩa là chỉ cần cho trẻ ăn vặt đều đặn khoảng 2 hộp sữa chua mỗi ngày là đã có thể an tâm cung cấp cho trẻ một lượng lớn canxi, sắt cũng như các vitamin A, B, D cần thiết cho cơ thể.
Tăng cường sức đề kháng
PGS.TS Phạm Gia Khánh, Chủ nhiệm Bộ môn Tiêu hóa – Trường Đại học Y Hà Nội cho biết: “Trong sữa chua có rất nhiều vi khuẩn hữu ích cho đường ruột của trẻ, ngăn ngừa bệnh tiêu chảy, giúp tăng cường sức đề kháng, giảm thiểu các bệnh như cảm cúm, kích thích hệ miễn dịch, sản sinh kháng thể chống lại các độc tố”.
Tốt nhất là nên sử dụng các loại sữa chua làm từ 100% sữa tươi. Không nên để trẻ ăn sữa chua tự làm tại nhà, vì sữa chua làm tại nhà thường lấy hũ sữa chua cũ để đưa vào cấy, tiếp tục làm lại lần khác. Cứ như vậy, lượng vi khuẩn “tốt” (tức các lợi khuẩn trong sữa chua) sẽ giảm dần đi, không còn đảm bảo hiệu quả ban đầu nữa.
PGS.TS Đào Ngọc Diễn (Phó Chủ tịch Hội Dinh dưỡng Việt Nam) |
Theo TS Khánh, trẻ từ 6 - 8 tháng tuổi trở đi đã có thể ăn bổ sung sữa chua đều đặn mỗi ngày. Đặc biệt, với những trẻ không có khả năng hấp thu đường lactose, uống các loại sữa nước dễ bị đường ruột, đi ngoài thì sữa chua càng được xem là thực phẩm bổ sung quan trọng vì các vi khuẩn lên men trong sữa chua làm cho đường lactose bị giãn hóa và trở thành axit lactic, dễ hấp thụ với tất cả các bé.
Với những loại sữa chua làm từ 100% sữa tươi như Vinamilk còn mang đến cho bé sự thích thú vì những hương vị đa dạng. Bé có thể tận hưởng vị chua chua, ngòn ngọt của sữa chua hòa quyện với những tép trái cây tươi ngon, hấp dẫn: Dâu, cam, nha đam...
PGS.TS Lê Thị Bạch Mai, Phó Viện trưởng Viện Dinh dưỡng Quốc gia cho biết, hiện nay tại Việt Nam, trung bình mỗi người chỉ mới ăn 10g sữa chua/ngày. Trong khi đó, ở châu Âu và Mỹ, trung bình mỗi người ăn đến 210g sữa chua/ngày (hơn 2 hộp). Chính vì vậy, Viện Dinh dưỡng Quốc gia khuyến cáo các bà mẹ nên cho con ăn sữa chua đều đặn mỗi ngày, nhằm bổ sung đầy đủ cho cơ thể lượng dưỡng chất, khoáng chất, vitamin, lợi khuẩn cần thiết.
Mai Anh