Triệu chứng trẻ bị dị ứng sữa
Theo báo điện tử Kiến thức, những triệu chứng dưới đây sẽ giúp bạn nhận biết dấu hiệu trẻ sơ sinh bị dị ứng sữa để có biện pháp phù hợp.
Da nổi mẩn đỏ: Có nhiều nguyên nhân gây nên tình trạng nổi mẩn đỏ trên da trẻ sơ sinh làm da trông giống như bị sưng phòng hay phát ban. Một trong những nguyên nhân có thể là do dị ứng sữa nếu tình trạng này kéo dài và đi kèm với một số triệu chứng khác.
Trẻ quấy khóc: Trẻ sơ sinh thường quấy khóc nhưng sẽ là bất thường nếu trẻ khóc kéo dài. Khi không có lí do rõ ràng, trẻ khóc thường được cho là do đau bụng. Đôi khi trẻ cực kì quấy khóc là do đau bao tử gây ra bởi dị ứng protein trong sữa bột công thức.
Tiêu chảy: Tiêu chảy là phổ biến ở trẻ sơ sinh nhưng nếu nó xảy ra thường xuyên (trung bình 2 đến 4 lần một ngày trong vòng hơn một tuần) và/hoặc có máu trong tã thì đó là dấu hiệu trẻ bị dị ứng sữa.
Nôn: trẻ sơ sinh thường nôn một ít thực phẩm khi ăn nhưng nếu bé của bạn nôn ngoài giờ ăn thì bạn nên đưa bé đi khám bác sĩ. Triệu chứng trào ngược, thể hiện bởi hiện tượng nôn và khó nuốt, có thể là biểu hiện của những triệu chứng dị ứng.
Nôn trớ là một trong những triệu chứng trẻ bị dị ứng sữa
Trẻ đánh rắm: tất cả trẻ sơ sinh đều thường “xì hơi” tuy nhiên nếu trẻ đánh rắm thường xuyên kèm theo những triệu chứng khác thì đó có thể là dấu hiệu của dị ứng với protein trong sữa.
Có vấn đề về hô hấp: Cảm lạnh là thông thường với các bé sơ sinh nhưng khò khè, khó thở, có đờm trong mũi và cổ họng có thể là những biểu hiện của phản ứng với protein trong sữa.
Chậm lớn: Trẻ bị dị ứng sữa thường thiếu nguồn dinh dưỡng hợp lý do mất nước, giảm sự ngon miệng và thiếu năng lượng.
Giải tỏa nỗi lo trẻ bị dị ứng sữa
Đối với trẻ nhỏ, sữa rất quan trọng cho sự phát triển của trẻ, khi trẻ uống sữa mà bị đau bụng, đầy hơi, tiêu chảy, thì trước tiên có thể cải thiện bằng cách:
- Cho trẻ uống sữa cùng lúc với ăn thức ăn đặc: ngũ cốc, chuối... (thức ăn đặc được hấp thu chậm sẽ làm cho tình trạng bất dung nạp lactose được kiểm soát tốt hơn).
- Cho uống sữa từng ít một (chia nhỏ bữa sữa).
- Cho ăn thêm bơ (bơ chứa đầy đủ thành phần chất dinh dưỡng của sữa nhưng ít lactose hơn sữa).
- Cho ăn thêm sữa chua cũng có nhiều thành phần chất dinh dưỡng của sữa nhưng những vi khuẩn tốt trong sữa chua sẽ giúp tiêu hóa lactose.
Đối với trường hợp trẻ bị tiêu chảy do không dung nạp lactose, cần loại trừ các thực phẩm có chứa lactose, sử dụng sữa đặc chế không có lactose (hay còn gọi là lactofree) cho đến khi trẻ khỏi hẳn tiêu chảy.
Sau khoảng 1 - 2 tuần, khi ruột hồi phục, men lactase được sản xuất đầy đủ thì có thể dùng trở lại chế độ ăn trước đó.
Đối với trẻ bú mẹ, vẫn phải tiếp tục cho trẻ bú vì lactose trong sữa mẹ vẫn được tiêu hoá hấp thu khi thiếu men lactasa ruột và sữa mẹ có đầy đủ các dưỡng chất giúp trẻ nhanh phục hồi bệnh.
Ngoài ra, cần lưu ý bổ sung canxi trong chế độ ăn của trẻ ở giai đoạn này vì chế độ ăn không có lastose sẽ ngăn cản sự hấp thu canxi.
Bổ sung sữa chua để hỗ trợ đường ruột sản sinh thêm nhiều lactase. Đảm bảo chế độ dinh dưỡng cân bằng cho bé.
Khi trẻ đang ăn dặm bị tiêu chảy, cần phải tiếp tục chế độ thức ăn bổ sung bình thường với các thành phần dễ tiêu hóa như: cháo gạo, bột gạo, thịt nạc, sữa chua.
Cách tốt nhất khi trẻ có biểu hiện bất dung nạp lactose, bố mẹ nên cho trẻ đến khám bác sĩ chuyên khoa dinh dưỡng để được tư vấn một chế độ ăn uống phù hợp, có thể cung cấp đầy đủ dưỡng chất cho sự phát triển của trẻ.
Trẻ bị bệnh tiêu chảy cần được khám và điều trị kịp thời, nhằm ngăn ngừa nguy cơ trẻ không dung nạp lactose bởi các tác nhân gây tiêu chảy làm tổn thương niêm mạc ruột, khiến men tiêu hoá đường lactose bị mất đi, khiến bệnh nặng hơn và có thể gây tiêu chảy kéo dài, dẫn đến suy dinh dưỡng.
Thuốc tham khảo: Hỗ trợ điều trị rối loạn tiêu hoá nhờ bổ sung đa dạng các chủng vi khuẩn có lợi, giúp ngăn chặn và ức chế vi khuẩn có hại, lập lại cân bằng hệ vi sinh đường ruột. |
Mỹ Linh
Theo GĐVN