Nguy cơ tái phát dịch cao

15.6327

Cùng với 10 tỉnh, thành phố trong cả nước đang có dịch cúm gia cầm chưa qua 21 ngày thì Thủ đô Hà Nội cũng đa xuất hiện các ổ dịch cúm gia cầm.

Tại hội nghị về tiêm phòng vaccin cúm gia cầm H5N1 do Cục Thú y (Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn) phối hợp với một số đơn vị quốc tế tổ chức ngày 1/3, đa có thông tin rằng việc chưa chủ động được vaccin khiến ngành thú y rất bị động trong việc phòng, chống dịch cúm gia cầm đang xuất hiện trở lại…

Khử trùng, vệ sinh môi trường phòng, chống dịch cúm gia cầm tại thôn Đồng Tiến, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên (Hà Nội)

Kịp thời dập dịch ở cửa ngõ Thủ đô

Dịch cúm gia cầm xuất hiện tại 2 hộ dân ở thôn Đồng Tiến, xã Phượng Dực, huyện Phú Xuyên, Hà Nội, gần 3.000 con vịt đã bị tiêu hủy. Đây là ổ dịch cúm gia cầm đầu tiên tại Hà Nội trong năm nay. Trong năm ngoái, thành phố cũng xảy ra 2 ổ dịch cúm gia cầm vào thời điểm tháng 1, 2. Về sự tái xuất của các ổ dịch cúm gia cầm ở thôn Đồng Tiến đã có nhiều thông tin cho rằng Hà Nội giấu dịch và không công bố dịch, ông Nguyễn Đình Bảng – Chi cục phó Chi cục Thú y Hà Nội cho rằng, ngay khi nhận được tin của địa phương, cơ quan thú y đã tới hiện trường để lấy mẫu và gửi đi xét nghiệm và sau khi có kết quả dương tính với virut cúm A/H5N1, ngành thú y Hà Nội đã ngay lập tức xử lý khoanh vùng và dập dịch theo đúng quy trình mà Cục Thú y đã công bố.

Chi cục cũng đã đề nghị UBND huyện Phú Xuyên rà soát tổng đàn gia cầm, kiểm tra đến từng hộ chăn nuôi để phát hiện sớm gia cầm mắc bệnh; tạm dừng việc kinh doanh, vận chuyển, buôn bán, giết mổ gia cầm trên địa bàn xã. Tổng vệ sinh tiêu độc môi trường trên địa bàn thôn có dịch liên tục 7-10 ngày, vệ sinh tiêu độc toàn xã Phượng Dực 3 lần (mỗi lần cách nhau 2 ngày).

Giải thích nguyên nhân Hà Nội chưa công bố dịch, ông Nguyễn Đình Bảng cho biết, Pháp lệnh Thú y, Điều 17 đã có hướng dẫn rất cụ thể. Một bệnh có nguy cơ gây dịch để công bố phải có tính nguy cơ cao trong việc lan rộng. Trong trường hợp tại Phượng Dực, dịch chỉ xảy ra ở 2 hộ và cơ quan thú y cũng như chính quyền địa phương đã kịp thời vào cuộc tổ chức xử lý, tiêu hủy nên đã dập được dịch.

Virut cúm gia cầm đa biến đổi

Theo các chuyên gia, trong thời gian tới, nguy cơ tái phát dịch cúm gia cầm là rất cao nhất là trong khi thời tiết diễn biến phức tạp, rét đậm, rét hại kéo dài làm giảm sức đề kháng của gia cầm, nhất là ở các hộ chăn nuôi nhỏ lẻ, không quan tâm chăm sóc nuôi dưỡng, phòng chống rét cho gia cầm.

Đặc biệt, theo thông báo của Cục Thú y, qua phân tích các mẫu virut từ các ổ dịch cúm gia cầm và số liệu giám sát virut cúm mới cho thấy, cúm H5N1 đã có sự biến chủng virut, nhánh mới của H5N1 lưu hành ở hầu hết các tỉnh miền Bắc, duyên hải miền Trung và Tây Nguyên. Còn nhánh virut vẫn đang lưu hành ở một số tỉnh phía Nam. Cũng theo phân tích này, nhánh virut mới đã biến đổi và phát triển thành hai nhánh phụ có sự khác biệt lớn về kháng nguyên.  Với virut mới thì vaccin cũ chỉ có hiệu lực khoảng 80%.

Thông tin tại hội nghị về tiêm phòng vaccin cúm gia cầm H5N1 tổ chức ngày 1/3 tại Hà Nội, trước đợt dịch này đã có 20 tháng liên tiếp không có người nhiễm cúm A/H5N1, nhưng từ đầu năm 2012 đến nay đã có 3 bệnh nhân nhiễm cúm A/H5N1, 2 trường hợp đã tử vong. Việc xuất hiện dịch trên người có thể do dịch xảy ra lẻ tẻ trên gia cầm, thủy cầm, đàn thủy cầm ở nhiều nơi nhưng không có biểu hiện lâm sàng.

Vì thế rất khó khăn trong việc kiểm soát dịch bệnh. Do đó, để hạn chế thấp nhất những lây lan của cúm gia cầm sang người, người dân cần tuyệt đối tuân thủ khuyến cáo của ngành y tế không ăn tiết canh và không giết mổ gia cầm đã chết, gia cầm không rõ nguồn gốc nhằm tránh xảy ra những hậu quả đáng tiếc như 2 ca tử vong liên quan đến cúm A/H5N1 chỉ vì cố tình giết mổ và sử dụng gia cầm đã chết, hay trường hợp một bệnh nhân vẫn đang thở máy do nhiễm cúm A/H5N1 khi ăn tiết canh vịt…

BACSI.com (Theo Sức khỏe & Đời sống)

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]