Nguyên nhân và cách phòng tránh bệnh táo bón cho bà bầu

(ĐSPL) - Khi mang thai cơ thể của bạn có nhiều thay đổi, cả về thể chất lẫn tinh thần. Vì thế các mẹ bầu cần quan tâm nhiều hơn đến chế độ dinh dưỡng và các thói quen sinh hoạt của mình để tránh một số bệnh thường gặp. Bệnh táo bón là một ví dụ cụ thể.

46.7874

Nguyên nhân gây táo bónbà bầu

Nhiều người trước khi không hề bị táo bón nhưng sau đó, bị triệu chứng này trong suốt thai kỳ. Có thể nguyên nhân là do thai nhi chèn ép vào cơ quan tiêu hóa, ảnh hưởng tới quá trình tiêu hóa. Tuy nhiên, có một nguyên nhân khác dẫn đến việc bà bầu bị táo bón là do thói quen ăn uống của các bà bầu, khiến tình trạng này càng trở nên nặng hơn.
Trong quá trình mang thai, nội tiết tố của bà bầu thay đổi rất nhiều, gây ra ảnh hưởng nhiều đến đường ruột và hệ tiêu hóa. Lượng hormone bà bầu tiết ra giúp nới lỏng các cơ trong cơ thể người mẹ và giúp thai nhi phát triển. Ngược lại, các cơ nới lỏng cũng đẩy áp lực lên hệ tiêu hóa, dẫn đến việc đào thải chất thừa ra ngoài gặp khó khăn.
Khi mang thai, bà bầu nào cũng được khuyên bổ sung nhiều sắt để phòng chống dị tật bẩm sinh cho thai nhi và cung cấp đủ chất nuôi dưỡng cho con. Tuy nhiên, chất sắt có quá nhiều trong cơ thể người mẹ cũng là nguyên nhân gây ra táo bón.
Bổ sung quá nhiều chất xơ trong khẩu phần ăn cũng có những hạn chế vì nó ảnh hưởng tới việc hấp thu các khoáng chất như kẽm, magiê, sắt và sinh tố nhóm B cũng như làm giảm hiệu quả của việc chuyển hóa tiền sinh tố A thành sinh tố nhóm A. Vì vậy mẹ bầu nên cân đối lượng chất xơ trong thực đơn.

Phóng to

Bệnh táo bón của bà bầu do nhiều nguyên nhân gây nên  (Ảnh minh họa).

Làm thế nào để các mẹ bầu có thể giảm tránh chứng táo bón trong thai kỳ? Các mẹ bầu nên tham khảo một số phương pháp sau.

Giảm liều lượng canxi

Tiêu thụ quá nhiều canxi khi “bầu bí” có thể khiến phân bị rắn, gây nên chứng táo bón, ảnh hưởng đến . Nếu sử dụng nhiều sữa hoặc các sản phẩm từ sữa hàng ngày, bạn nên cắt giảm tới mức cho phép. Nếu không có chỉ định của bác sĩ, bạn không nên tùy ý bổ sung canxi.

Giảm liều lượng sắt

Thừa sắt cũng có thể là nguyên nhân gây cho thai phụ. Bạn nên ăn những thực phẩm chứa sắt và dùng cách bổ sung sắt theo đúng tiêu chuẩn mà bác sĩ đã quy định. Bạn nên uống giãn cách từng lượng nhỏ sắt một, thay vì uống một số lượng lớn tại cũng một thời điểm.

Thực đơn nhiều chất xơ

Hãy tăng cường chất xơ trong khẩu phần ăn. Chất xơ hấp thụ nước và làm mềm các chất thải rắn, dễ dàng thải các chất cặn bã ra ngoài. Chất xơ có nhiều trong cam, chanh và cây họ đậu có tác dụng kích thích hệ vi khuẩn đường ruột và hiệu quả khá tốt trong điều trị táo bón. Tốt nhất, bạn nên ăn khoảng 25 đến 30 gram chất xơ mỗi ngày.

Thực phẩm giàu vitamin: các loại rau xanh, giá đỗ, các loại hoa quả như dâu tây, lê, cam, quýt… Nho, chuối, đu đủ chín, bưởi và khoai lang là loại quả được biết đến với tác dụng phòng táo bón hữu hiệu. Thức ăn nhiều chất bã: hoa quả tươi, nấm, rong biển…

Tránh ăn những thức ăn dễ gây ra táo bón. Bánh mì trắng và những thức ăn làm từ ngô rất dễ làm cho bạn bị táo bón. Nên hạn chế những thức ăn này.

Nên uống một cốc sữa ấm trước khi đi ngủ. Điều này giúp cho cơ thể bạn dễ dàng bài tiết ra những chất cặn bã để “tống khứ” ra bên ngoài vào sáng hôm sau.

Tránh uống các loại đồ uống lợi tiểu như trà, cà phê, cola và chất cồn vì nó có thể gây ra tình trạng khử nước của cơ thể, làm chứng táo bón thêm nặng.

Phóng to

Uống nhiều nước

Uống nhiều nước, đặc biệt là nước lọc là yếu tố quan trọng giúp cơ thể bạn hấp thụ chất xơ. Bạn nên tiêu thụ khoảng 10 cốc nước lọc mỗi ngày. Sự kết hợp giữa chất lỏng và chế độ ăn nhiều chất xơ sẽ giúp loại trừ chất cặn bã có trong cơ thể của bạn. Chế độ luyện tập, bị đổ mồ hôi nhiều, thời tiết mùa hè nóng bức là những yếu tố khiến bạn cần nhiều nước hơn cho hệ tiêu hóa.

Kiên trì và đều đặn đi toilet

Mỗi ngày, bạn nên kiên nhẫn tạo cho mình thói quen ngồi toilet vào một giờ cố định (nên chọn thời điểm buổi sáng).

Có thể lúc đó bạn không “buồn” nhưng nên ngồi thư giãn tinh thần và tập trung vào “chuyện bạn muốn thải độc ra ngoài”, trong vòng 30 phút. Bạn không nên cố "rặn" vì điều này gây ảnh hưởng xấu đến thai.

Có một thông tin ngạc nhiên như sau: Nếu hôm nay bạn “đi” được, thì ngày mai, bạn cũng sẽ “đi” được vào khoảng thời gian đó. Nếu hôm nay bạn không “đi” được thì ngày mai bạn cũng rất khó để “giải quyết nỗi buồn”.

Phóng to

Tập thể dục đều đặn

Thói quen thiếu vận động có khả năng thúc đẩy bạn bị “táo” nhiều hơn. Bạn cũng nên tránh đứng hoặc ngồi quá lâu hoặc nhấc (mang, vác) những đồ vật nặng.

Vận động tích cực cũng giúp ngăn ngừa táo bón, tăng cường sức khoẻ toàn thân, đặc biệt là khi tính chất công việc của bạn phải ngồi nhiều.

Những bài tập tăng cường cơ hông có tác dụng giảm dấu hiệu bị táo bón khi mang thai. Ngoài ra, bạn cũng nên đi bộ hoặc bơi lội để kích thích sự hoạt động của đường ruột. Nếu không thể tập luyện hàng ngày, bạn nên duy trì chế độ tập khoảng 2-3 lần/tuần, mỗi lần 20-30 phút.

MỸ AN (Tổng hợp)

Xem thêm video:

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]