Số trường hợp lao mới đang tăng. Năm 2007, thế giới có 13,7 triệu ca lao mạn tính hoạt động, 9,3
triệu ca lao mới, và 1,8 triệu người chết vì lao mà nhiều nhất là ở các nước đang phát triển. Phân
bố không đồng nhất: thử lao tố da dương tính ở 80% dân số nhiều nước châu Á và châu Phi, trong khi
chỉ dương tính ở 5 - 10% dân số Mỹ.
Các yếu tố nguy cơ
Có khoảng 5 - 10% trường hợp lao sơ nhiễm trở thành lao thực sự, phụ thuộc vào một loạt các yếu
tố nguy cơ như: bệnh bụi phổi, đái tháo đường, cắt dạ dày, nối tắt ruột, ghép tạng, ung thư, dùng
kim chung ở người nghiện, điều trị corticosteroid kéo dài, bệnh bạch cầu, Hodgkin, suy dinh dưỡng,
nghiện rượu, nhiễm HIV/AIDS, suy thận mạn, là nhân viên y tế, điều kiện kinh tế-xã hội thấp, sống
chật chội, vô gia cư…
Tác nhân gây bệnh
Tác nhân chính là Mycobacterium tuberculosis (MT, quen gọi là vi khuẩn Koch hay BK, mang tên nhà
vi khuẩn học người Đức Robert Koch).
Ngoài ra còn có các Mycobacterium khác cũng gây ra bệnh lao
như: M. bovis (vi khuẩn lao ở bò trước đây cũng hay gặp gây ra bệnh lao ở người, nay đã bị loại trừ
ở các nước phát triển nhờ tiệt khuẩn sữa bằng phương pháp Pasteur), M. africanum (không phân bố
rộng nhưng là nguyên nhân quan trọng của lao ở nhiều vùng châu Phi).
BK là một vi khuẩn nhỏ, không
di chuyển, hiếu khí. Vỏ mỡ của nó bắt màu đỏ của một bazơ là carbol-fuchsin và không bị phai màu
khi rửa với acid loãng, do đó BK là một vi khuẩn bền màu với acid. Nhuộm Ziehl-Neelsen, BK có màu
đỏ sáng nhìn rõ trên nền xanh lục.
Vi khuẩn Mycobacterium tuberculosis gây lao
phổi
Quá trình gây bệnh
Phần lớn BK hít vào phổi sẽ bị loại trừ bởi cơ chế bảo vệ của đường hô hấp trên. Chỉ các mảnh
nhỏ có đường kính < 5mm="" là="" qua="" được="" các="" phế="" quản="" tận="" để="" vào="" các="" phế="" nang,="" tại="" đó="" chúng="" xâm="" nhập="" và="" nhân="" đôi="" trong="" các="" đại="" thực="" bào="" phế="" nang.="">
Tổn thương nhiễm đầu tiên ở phổi - lao sơ nhiễm - được
gọi là ổ Ghon (mang tên nhà giải phẫu bệnh Anton Ghon người Áo, 1866 - 1936), là một nốt nhỏ dạng
viêm hạt và khi to lên hay khi bị canxi-hóa thì có thể thấy được trên phim X-quang phổi.
Trẻ bị lao
sơ nhiễm có thể có các biểu hiện như gầy yếu, xuống cân, sốt nhẹ… nhưng thường là không có triệu
chứng lâm sàng, xét nghiệm đàm tìm BK âm tính, phản ứng da với lao tố chuyển dương, và không có khả
năng lây bệnh cho người khác.
Vị trí kinh điển của lao sơ nhiễm là quanh các khe giữa các thùy
phổi. Thường đi kèm phì đại các hạch vùng trung thất, khi đó ta có một phức hợp Ghon hay phức hợp
lao sơ nhiễm.
Lao sơ nhiễm thường sẽ khỏi, nhưng ở một số người nhất là những người bị suy giảm miễn dịch thì
có thể phát triển thành lao kê, đó là những hạt trắng nhỏ gặp tại khắp các mô của cơ thể, bệnh hết
sức nặng có thể tử vong đến 100% nếu không được điều trị.
Chỉ có khoảng 10% lao sơ nhiễm là tiến
triển thành lao hoạt động. Khi đó vi trùng lao lan theo đường máu đi tới các mô và các tạng khác
của cơ thể tạo ra các thương tổn lao thứ cấp: ở các vị trí khác của phổi (chiếm đa số, thường gặp
tại các đỉnh phổi) hay ngoài phổi.
Triệu chứng lao phổi
Các triệu chứng kinh điển bao gồm: ho kéo dài với đàm có lẫn máu, sốt, ra mồ hôi về đêm, sụt
cân. Chẩn đoán dựa vào chụp X-quang phổi, thử phản ứng da với lao tố, thử máu, tìm và nuôi cấy vi
khuẩn ở đàm, mủ và các dịch của cơ thể.
Các hình ảnh X-quang của lao phổi hoạt động có thể gặp: 1. Thâm nhiễm là những nốt mờ ở một phân
thùy, đôi khi cả một thùy phổi, thường khu trú ở các đỉnh phổi; 2. Tổn thương hang; 3. Dạng nốt với
bờ không rõ của lao; 4. Tràn dịch màng phổi; 5. Phì đại các hạch rốn phổi ở một hay hai bên; 6. Lao
kê với các hạt đường kính 1 - 2mm ở khắp các mô của cơ thể.
Chẩn đoán lao phổi
Chẩn đoán lao phổi thường dựa vào 3 yếu tố:
Nguồn lây: rất quan trọng đối với trẻ em, người lớn ít hơn.
Lâm sàng: hội chứng nhiễm lao thường có khuynh hướng kéo dài vì bản chất của lao là mạn
tính.
Cận lâm sàng:
Thử đàm tìm vi khuẩn lao: đây là tiêu chuẩn vàng để chẩn đoán lao, nhưng thường âm tính, tùy
theo giai đoạn tiến triển của bệnh lao, hoặc đôi khi bệnh nhân đã vô tình sử dụng các thuốc ảnh
hưởng lên vi khuẩn lao nên việc tìm BK ở đàm là rất khó. Một vấn đề lớn nữa trong chẩn đoán lao là
khó khăn trong việc nuôi cấy loại vi khuẩn mọc chậm này ở phòng thí nghiệm (4 - 12 tuần cho cấy máu
hay cấy mủ).
Khi đó chẩn đoán có thể dựa vào chụp X-quang phổi và thử phản ứng da với lao tố, tuy nhiên nhiều
trường hợp vẫn không thể kết luận một cách chắc chắn.
Phản ứng khuếch đại gen: nhanh, nhạy và đặc hiệu để phát hiện DNA của BK, trong trường hợp không
tìm thấy BK ở các mẫu đàm.
Điều trị lao phổi
Những năm gần đây nổi lên vấn đề lao kháng nhiều thuốc. Có thể là: kháng thuốc tự nhiên, hoặc
kháng thuốc ở những bệnh nhân đã được điều trị trước đó hay chưa được điều trị. Vấn đề này rất nguy
hiểm, làm cho việc chữa khỏi bệnh lao trở nên hết sức khó khăn.
Có 2 quan điểm trong điều trị bệnh lao phổi:
Đối với thầy thuốc chuyên khoa lao: các trường hợp lao phổi BK dương tính, bệnh nhân được quản
lý và điều trị theo chương trình chống lao; còn các trường hợp BK âm tính thì quản lý và điều trị
theo một tỉ lệ quy định bởi chương trình chống lao.
Đối với thầy thuốc không phải chuyên khoa lao: điều trị cho từng trường hợp lâm sàng, nếu có đủ
các yếu tố chẩn đoán lao phổi (bao gồm nguồn lây, bệnh kéo dài, tổn thương X-quang phù hợp với lao
phổi) thì việc điều trị phải tuân thủ chương trình chống lao chung.
Phòng bệnh dựa vào các chương trình tầm soát và tiêm chủng:
- Tiêm chủng với vắc-xin BCG là chủ yếu.
- Lây truyền bệnh lao chỉ xảy ra từ người mắc bệnh lao hoạt động. Có thể ngăn chặn lây bệnh bằng
cách ly những người này và bắt đầu điều trị lao hiệu quả (sau 2 tuần, người bị lao hoạt động nói
chung nếu không kháng thuốc sẽ hết khả năng lây nhiễm).
PGS.TS.BS Quang Văn Trí - BV Đại học Y dược