Nhiễm trùng đường tiểu khi còn trẻ lớn lên dễ hư thận

Nhiễm trùng đường tiểu là bệnh gây nguy hiểm do biến chứng thường gặp là sẹo thận. Nếu không được phát hiện và điều trị dứt điểm bệnh sẽ nặng hơn.

15.5982

Bé gái dễ nhiễm bệnh hơn bé trai

Theo Sức khỏe và đời sống, những vi khuẩn trong ruột có thể gây nhiễm trùng một khi chúng xâm nhập vào những cơ quan khác của cơ thể. Một số vi khuẩn nằm xung quanh hậu môn sau khi đại tiện, đôi khi chúng có thể băng qua niệu đạo vào bàng quang.

Các vi khuẩn này vào nước tiểu sinh sản nhanh chóng và gây nhiễm trùng đường tiểu. Nhiễm trùng thường chỉ ở bàng quang gọi là viêm bàng quang, nhưng chúng có thể đi cao hơn lên thận gây viêm thận.

Ở bé trai, nhiễm trùng đường tiểu (NTĐT) hay gặp trong trường hợp có dị dạng đường tiểu, phần da của bộ phận dẫn tiểu bị túm lai , lô tiêu nho. Khi đi tiêu , nươc không ra được ngay mà ứ lại, đầu ra bị phồng lên thành một cục giống bong bóng. Chỉ đến khi nước tiểu căng quá mới xì ra, lúc theo hướng này, lúc theo hướng kia.

Ngoài ra, ở những trẻ bị nhiễm giun kim không đươc điêu trị thì chính giun kim là tác nhân đem vi khuẩn từ hậu môn ra phía trước hoặc khi trẻ có hành vi lấy tay gãi ngứa vùng hậu môn và bộ phận sinh dục do bị nhiễm giun kim.

Dấu hiệu cần để phát hiện bệnh

Những trẻ em nhỏ và trẻ sơ sinh có thể có nhiều triệu chứng như: sốt, nôn hay tiêu chảy, ngủ gà, quấy khóc, ăn kém, đau bụng, đi tiểu ra máu... Ở trẻ  sơ sinh, triệu chứng thường không rõ ràng. Do vậy, khi phát hiện trẻ sốt mà không rõ nguyên nhân, sốt kéo dài, bỏ bú, rối loạn tiêu hóa... thì phải đưa tới bệnh viện vì có khả năng trẻ đã bị bệnh NTĐT.

(Ảnh minh họa)

Ở trẻ lớn hơn, triệu chứng của bệnh thể hiện rõ hơn: trẻ muốn đi tiểu mà không đi được hoặc trẻ thường xuyên tiểu són, tiểu lắt nhắt, tiểu gắt. Kiểm tra nước tiểu của trẻ, phát hiện có màu đục, thậm chí có trẻ tiểu ra máu.

Một số trường hợp có thể kèm theo sốt, đau bụng, đau hông lưng. Ðái dầm ở một đứa trẻ từ trước tới nay tiểu bình thường cũng có thể là một triệu chứng của NTĐT.

Trẻ nhỏ nhiễm trùng đường tiểu lớn lên dễ hư thận

Vnexpress cho biết, trước kia, các bác sĩ kết hợp chụp X-quang và xét nghiệm ống thông đường tiểu để phát hiện trẻ tăng nguy cơ bị sẹo ở thận. Theo bác sĩ nhi khoa Kenneth Roberts ở Greenborn (Mỹ), gần đây các bác sĩ đã không còn sử dụng phương pháp này.

“Không cần thiết phải bắt trẻ chịu đựng tất cả những kiểm tra này. Với nghiên cứu mới, chúng tôi giờ đây có thể có thông tin cần thiết”, tiến sĩ Nader Shaikh, trợ lý giáo sư ở Đại học Pittsburgh (Mỹ) và là bác sĩ nhi khoa tại Bệnh viện Nhi Pittsburgh, nói.

Để đánh giá liệu có cách khác đơn giản hơn giúp xác định trẻ tăng nguy cơ sẹo ở thận, bác sĩ Shaikh và các đồng nghiệp đã xem xét dữ liệu có sẵn từ các nghiên cứu trước đây ở 1.280 trẻ từ 18 tuổi trở xuống. Khoảng 15% trẻ bị sẹo ở thận do nhiễm trùng đường tiểu. Các nhà nghiên cứu nhận ra 3 yếu tố có liên quan mạnh mẽ tới việc để lại sẹo:

- Sốt cao ít nhất 38,8 độ C.

- Bị nhiễm trùng bởi các vi khuẩn trừ E.coli.

- Đọc siêu âm phát hiện thấy bất thường ở thận.

Dựa trên những yếu tố này, người ta đã dự đoán gần 45% trẻ bị sẹo ở thận, nếu xét về mặt hiệu quả thì chỉ kém hơn 3-5% so với việc dùng xét nghiệm máu hay X-quang/ống xông tiểu. Như vậy hiệu quả của kiểu test mới là khả năng tìm ra những trẻ có nguy cơ bị sẹo thận, Shaikh nói. Ông cũng lưu ý rằng “dự đoán này không chính xác 100%, bởi tầm 80% trẻ bị nhiễm trùng đường tiểu không bị sẹo”.

Các bác sĩ có thể tập trung chú ý tới nhóm trẻ có 3 yếu tố trên đây, mục tiêu là ngăn chặn những lần nhiễm trùng sau đó cho các trẻ này. Mỗi lần bị nhiễm trùng đường tiểu là một lần bạn có thêm nguy cơ bị sẹo ở thận.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Acid folic rất cần thiết cho rất nhiều các phản ứng sinh lý. Đặc hiệu hơn, acid folic cần thiết cho việc tổng hợp DNA và do đó đóng vai trò thết yếu trong quá trình phân chia tế bào. Nó còn tham gia vào quá trình sản xuất các acid amin không thiết yếu như methionine và glycin.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]