Những chứng thường gặp của cơ thể (2)

Dân trí Hẳn đã có lúc bạn thấy ráy tai nhiều bất thường, mắt nổi quầng, mũi đỏ cà chua...? Nguyên nhân từ đâu và cách xử lý thế nào?

0

Nhiều ráy tai

 

Ráy tai là một chất sáp giúp chống viêm, giữ cho tai luôn sạhc và cơ thể chúng ta sẽ đẩy các ráy tai này bằng hiện tượng bong da. Vấn đề là sự tác động mạnh vào vùng da trong ống tai khi chúng ta cố gắng làm sạch tai bằng tăm bông hay các vật thể khác.

 

Các biểu hiện của sự tác động mạnh này là đau, sưng, có tiếng vọng trong tai hoặc điếc.

 

Bác sĩ sẽ giúp bạn lấy những ráy tai đã bị viêm này.
 

Nhiệt miệng

 

Nhiệt miệng là hiện tượng các vết lợt nhỏ xuất hiện trong miệng.

 

Không như bệnh hecpet môi (là do vi rút), nhiệt miệng do thực phẩm hay chế độ ăn thiếu dưỡng chất, sự căng thẳng, tổn thương ở miệng gay ra.

 

Cách điều trị đơn giản là dùng thuốc và vệ sinh răng miệng sạch sẽ.

 

Lưỡi mọc lông

 

Thực tế là các nhú lưỡi mọc dài ra (thay vì rụng đi) và vi khuẩn phát triển trên đó.

 

Vệ sinh răng miệng kém, đôi khi là do nước súc miệng và kháng sinh gây ra tình trạng này.

 

Để phòng ngừa, cần đánh răng và lưỡi 2 lần/ngày, tăng cường súc miệng với dung dịch 1 phần hydrogen peroxide với 5 phần nước và thường xuyên chải lưỡi.
 

Mũi đỏ cà chua

 

Mũi đỏ gây ra do các tác động thường xuyên trên mặt và thiếu sự điều trị dứt điểm.

 

Chứng này thường gặp ở nam nhiều hơn nữ và gene đóng vai trò rất quan trọng.

 

Điều trị bao gồm sử dụng laser để bóc tách các tổ chức da đã bị tổn thương và làm mịn các múi nổi trên mũi.

 

Mí mắt giật giật

 

Mí mắt bị giật thường không báo trước, và gây khó chịu… nhưng vô hại.

 

Sưng mắt thường do căng thẳng, mệt mỏi, mỏi mắt và khô mắt. Tuy nhiên, nếu tình trạng mí mắt giật giật ngày càng tăng nặng thì đó có thể là do rối loạn thần kinh thực vật.

 

Chứng giật mí mắt cũng thường tự biến mất còn nếu không thì tiêm botox sẽ là 1 giải pháp.

 

Nữ hóa tuyến vú ở nam giới

 

Đây là chứng thường gặp ở nam giới, do cơ thể sản sinh quá nhiều estrogen.

 

Chứng này thường gặp ở những cậu bé bước vào tuổi dậy thì và thường tự biến mất sau vài tháng.

 

Nó cũng thường gặp ở nam giới trung niên, do dùng thuốc, có vấn đề ở gan hay tuyến tụy hoặc ung thư.

 

Sự chẩn đoán của bác sĩ sẽ cho quyết định cuối cùng nhưng bệnh này thường là lành tính.

 

Quầng thâm dưới mắt

 

Những vết thâm dưới mắt thường là do tuổi tác hay sự mệt mỏi.

 

Thiếu ngủ làm da tái nhợt, khiến quầng thâm dưới mắt càng nổi rõ.

 

Còn tuổi tác, càng nhiều tuổi thì da ở vùng mắt mỏng hơn, dễ nhìn thấy sự đổi màu hơn.

 

Hen suyễn và dị ứng cũng gây quần thâm mắt.

 

Mát-xa vòng quanh mắt là cách khá tốt để giảm quầng thâm.

 

Chứng “rậm lông” 

Một số phụ nữ thích có một mái tóc dày nhưng chứng “rậm lông” lại khiến họ buồn bã dù nó vô hại.

 

Một số nguyên nhân phổ biến là do hội chứng đa nang buồng trứng, một bệnh dư thừa hormone nam tính.

 

Trong một số trường hợp hiếm gặp, rậm lông có thể là do 1 khối u hormone nào đó.

 

Việc điều trị phụ thuộc vào nguyên nhân và có thể dùng các phương pháp như tẩy, điện phân, liệu pháp hormone và laser để triệt lông.

 

Móng đổi màu

 

Điều gì ẩn chứa đằng sau sự thay đổi màu sắc của móng tay? Khoảng 50% là do viêm nhiễm.

 

Móng màu xanh có thể là do nhiễm khuẩn pseudomonas, trong khi móng đỏ hay đen có thể là do chấn thương. Móng vàng có thể là biểu hiện của 1 chứng bệnh hiếm gặp như lymphedema hay bệnh phổi.

 

 

 

Nhân Hà

Theo WMD

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]