Những điều cần biết trước khi dấn thân vào thương trường

Để thành công trong sự nghiệp kinh doanh bạn phải trang bị cho mình rất nhiều thứ. Và có những điều bạn cần phải học hỏi trước khi dấn thân vào thương trường.

0
 
1. Dù làm nghề gì, bạn cũng nên dành một phần thời gian để học hỏi về nghệ thuật bán hàng. Trong lĩnh vực kinh doanh, đó là môn duy nhất hữu ích cho mọi người. Những sách hoặc những lớp dạy về nghề bán hàng hiện nay, đều căn cứ trên những quy tắc đã được vạch ra từ lâu cho một cuộc giao tiếp bán hàng chuyên nghiệp:
 
- Gây chú ý tới khách hàng
- Làm cho khách hàng thấy lợi
- Gợi sự ham thích của khách hàng
- Dẫn khách hàng đến hành động
 
2. Dù làm nghề gì, sự am tường về nghệ thuật bán hàng cũng có thể giúp ích cho bạn. Nó sẽ giúp bạn tránh những mối bất hòa, những lối nghẽn phòng ngừa những xích mích và tạo ảnh hưởng lên mọi người. Nó mach bạn những nguyên tắc cơ bản trong phép điều đình, dàn xếp một công việc, những nguyên tắc mà bất kỳ ai đạt đến địa vị quan trọng đều cần phải dẫn dắt mọi người một cách đắc lực.
 
Và quý hơn cả, nghệ thuật ấy làm cho bạn biết quan tâm đến người khác và thấu triệt những động lực khiến cho họ hành động. Nói tóm lại, nó làm cho bạn trở thành một người có uy tín.
 
3. Dù định làm việc trong ngành nào, bạn cũng nên tập luyện cách bán hàng trong một năm hoặc tìm hiểu nghệ thuật bán hàng. Nó hữu ích chẳng những trong giới doanh nghiệp mà trong tất cả các ngành nghề khác. Nó tập cho chúng ta cách tạo ảnh hưởng lên người khác. Bất luận người nào cũng có một cái gì để bán, hoặc giả đó là món hàng hoặc một dịch vụ nào đó. Người bán hàng không phải là một nhân viên thừa hành. Trách nhiệm của người bán hàng khó khăn hơn nhiều bà phải biết gây ảnh hưởng những người mà ta không có quyền hành gì với họ. Năm đức tính của một tay bán hàng chuyên nghiệp là: tính khả ái, nhanh trí, thấu hiểu nhân tâm, tài dẫn dắt à lòng tự tin.
 
4. Có một cách hay và nhanh chóng để bước chân vào kinh doanh là tập bán một món hàng chuyên môn trong 1 đến 2 năm. Đó là nghề tập cho chúng ta biết xoay xở, biết chiều chuộng và rèn đúc chúng ta có một tâm hồn khẳng khái, người bán hàng chuyên nghiệp phải bán với một giá cao những món hàng í tai hỏi đến và phải tạo ra sự đòi hỏi và chiến thắng sự phản ứng của người mua. Những món tiền hoa hồng thu được tùy thuộc vào sự tài giỏi và cá tính của ta.
 
5. Bạn nên có chính sách bán hàng thật rõ ràng. Không một cửa hiệu nào có thể bán mọi loại hàng cho tất cả mọi người. Không một cửa hàng nào có thể đồng thời đặt cơ sở bán hàng trên 2 phương diện: giá cả và phẩm chất. Mở thêm một lĩnh vực bán đồ rẻ trong cửa hiệu, nếu có lãi cũng chẳng là bao. Có điều chắc chắn là khi thấy một cửa hiệu có “bán đồ rẻ” thì khách hàng mới tin tưởng khá nhiều ở giá cả hàng hóa. Bạn phải quyết định mình muốn phục vụ và giữ hạng khách hàng nào. Sau đó, bạn sẽ biết phân bổ những món hàng khách ưng mua giá cao. Cứ buôn những món hàng ấy, không nên buôn nhiều thứ. Chạy theo đồng xu có khi mất đồng bạc.
 
6. Mỗi khi định giá một món hàng, bạn nên nhớ trong thương trường người ta quan niệm danh từ “giá bán” ra sao. Giá bán có nghĩa là giá vốn cộng với tiền lãi. Bán không có lãi, không phải là kinh doanh mà chính là sự tự sát. Theo chính sách ấy chắc chắn là đi đến khánh tận. Không một việc kinh doanh nào có thể tồn tại mà không có lãi. Một món hàng hoặc một dịch vụ không có lãi tức là hy sinh. Vẫn biết đôi khi chúng ta phải bán hàng để thu lại vốn, nghĩa là không có lãi. Song ở trường hợp đó, món tiền chúng ta thu vào không thể gọi là “giá bán”, đó chỉ là một phần của “giá bán”.
 
7. Bán “phá giá” là một bước đường cùng. Phương cách ấy không chỉ làm mất thêm tiền mà còn phá hoại công cuộc làm ăn. Muốn hạ giá bán, chỉ có cách hay nhất là giảm giá vốn. Phần xuất tiền lãi vẫn phải giữ. Rất có thể chúng ta thấy tiền lãi gộp nhưng không có tiền lãi ròng. Hy sinh tiền lãi ròng chỉ có lý do trong trường hợp sự hy sinh ấy cần thiết để khỏi thua lỗ to hơn. Bán phá giá là một tệ nạn trên thương trường.
 
8. Dù bạn bán một món hàng hay kinh doanh một dịch vụ, nên căn cứ trên phẩm chất món hàng hơn là giá bán. Không được phép bán hàng kém phẩm chất, không nên làm cho khách hàng có cảm tưởng rằng mình bán hàng xoàng xĩnh. Dù bạn có bán những món hàng rất tầm thường, ít ra những món hàng đó cũng phải có đôi chút giá trị để khách hàng nhận thấy giá bán rất vừa phải. Bán hàng chỉ căn cứ trên giá rẻ thực ra không phải là bán hàng. Chính sách ấy dễ dẫn đến lối bán hàng tạp hóa. Trong khi lập giá bán hàng, chúng ta phải tính phần tiền lãi ấy bằng cách đề cao những ưu điểm của món hàng. 
 
9. Trong kinh doanh, dù là thương mại hay sản xuất, bạn nên tạo cho mình tâm lý như một khách hàng. Bạn nên xem xét quan điểm của những khách hàng và thực tâm cố gắng tạo ra lợi ích cho họ. Đứng về phía phương diện doanh nghiệp, họ là những người bạn tốt, họ mang tiền lãi đến cho bạn. Họ giúp cho công việc kinh doanh của bạn được vững chắc, nếu bạn làm phật ý khách hàng hoặc không đếm xỉa đến sở thích của họ thì thật là dại dột. Mỗi lần bạn mất một khách hàng là mỗi lần mất lợi tức. Trước khi quyết định một điều gì, bạn nên nhớ đến những người khách hàng.
 
Trích: Để làm nên sự nghiệp
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]