Những điều mẹ cần biết về phần thóp của trẻ

15.6033

Xác định vị trí của thóp

Trên đầu bé sơ sinh có 2 thóp trước và sau. Thóp trước nằm giữa xương trán và xương đỉnh đầu. Thóp sau nằm giữa xương đỉnh đầu và xương chẩm. Khi chạm vào thóp, mẹ có thể thấy những vùng này mềm mại, không cứng như các xương sọ xung quanh.

Khi bé thở hay khóc to, mẹ cũng có thể thấy thóp phập phồng theo các mức độ khác nhau.

Tác dụng của thóp

Hệ thống các thóp và đường nối đàn hồi giữa các xương hộp sọ thực hiện một chức năng vô cùng quan trọng: bảo vệ cho não bộ của bé trước áp suất bên ngoài. Khi đầu bé chui ra từ người mẹ nó bị ép chặt lại. Nếu không có các khoảng hở đàn hồi bé sẽ bị đau. Hơn nữa có thể nảy sinh việc chảy máu trong não, trong vùng mắt và màng xương.

Thóp có hình bình hành, kích thước từ 0,5 x 0,5 tới 3x3cm. Sự khác nhau giữa kích thước tối thiểu và tối đa khá lớn, do vài nguyên nhân. Thứ nhất phụ thuộc vào kích thước đầu của bé - "bé đầu to" chắc sẽ có thóp to. Di truyền cũng là một yếu tố. Nhưng vai trò chính nhất là thực đơn của người mẹ trong giai đoạn mang bầu. Nếu người mẹ ăn đồ chứa canxi thì kích thước thóp của bé khi sinh ra sẽ nhỏ. Nếu ngược lại, thóp thường ở mức to.

Thời điểm thóp đóng lại

Thông thường, bạn khó có thể xác định được thóp sau của bé vì nó nhỏ hơn thóp trước và sẽ đóng lại trong khoảng 6 tuần sau khi sinh. Thóp trước thường tồn tại lâu hơn, 12 đến 18 tháng sau khi sinh.

Thóp và sức khỏe

Khi bé hét to, thóp có thể phồng lên - điều này hoàn toàn tự nhiên. Nhưng sự căng thẳng quá mức của thóp có thể là dấu hiệu bị nhiễm trùng từ trong dạ con. Vì vậy, nếu thấy thóp thở bị sưng lên không bình thường hãy báo bác sĩ ngay.


Khi bé sốt cao, bị nôn hoặc ỉa chảy thóp thở có thể lõm xuống, báo hiệu về sự kiệt sức của cơ thể. Kiểm soát chế độ uống nước của bé và cho bé uống nước nhiều hơn. Khi lành bệnh thóp của bé sẽ có hình dạng bình thường.

Tốc độ khép lại trung bình của thóp thở - 2,5 mm một tháng. Tốc độ quá nhanh mách bạn rằng cơ thể bé bị thừa canxi, tốc độ chậm cơ thể bé đòi hỏi bổ sung vitamin D.

Những mối băn khoăn phổ biến nhất về phần thóp của bé

1/ Thóp có gặp nguy hiểm không?

Cảm nhận nhịp đập của thóp dưới ngón tay mình thường làm các bà mẹ lo lắng - não của bé không được bảo vệ. Nhưng thiên nhiên không bao giờ "ngây thơ" tới mức không quan tâm tới sự bảo vệ cơ quan quan trọng nhất của con người - não bộ.

Khoa học cũng khẳng định điều đó: não của bé, tạm thời chưa được lấp kín bằng xương, được bảo vệ bằng 3 lớp vỏ bọc: lớp mềm (mô liên kết, trải khắp các rãnh não), mạng nhện (tạo cơ sở cho vị trí của các mạch máu) và lớp cứng (bao vỏ não cứng và đàn hồi).

Ngoài ra, khoảng không gian giữa các lớp bọc đầy chất lỏng thực hiện vai trò giảm chấn động. Da- lớp bảo vệ cuối cùng trước những chấn động ngoại biên. Vì vậy, nếu thiên nhiên tặng cho bé bộ tóc xoăn - bạn cứ mạnh dạn chải cho bé, không phải sợ gì cả.

2/ Thóp phập phồng có đáng lo?

Đó là do sự di chuyển của máu qua vùng thóp. Điều này hết sức bình thường và bé yêu của bạn vẫn hoàn toàn khỏe mạnh.

3/ Thóp quá to

Nên đọc

Kích thước của thóp rất khác biệt, to hay nhỏ tùy vào cấu tạo đầu của từng bé. Đối với những bé có thóp lớn bất thường, có thể do bé bị suy giáp, suy dinh dưỡng hoặc rối loạn xương.

4/ Thóp đóng sớm

Khi thóp đóng do tình trạng cốt hóa quá sớm, hộp sọ của bé có thể không tiếp tục phát triển và ảnh hưởng đến sự phát triển của đại não. Trong trường hợp này, bác sĩ sẽ dùng một loại nón đặc biệt giúp mở lại thóp cho bé, hoặc bé cần trải qua can thiệp bằng phẫu thuật.

5/ Có nên che thóp cho trẻ sơ sinh?

Trên thực tế, trừ những trường hợp như bé mắc bệnh (bé sinh non, hoặc nhẹ cân), còn những bé khỏe mạnh sinh đủ tháng đều có đủ lớp mỡ để giữ nhiệt cho cơ thể.

Trong hầu hết trường hợp, mẹ không có lý do gì để lo lắng về tình trạng thóp của con. Nếu bạn lo lắng về những rối loạn hiếm gặp, đừng ngại nhờ bác sĩ giúp mình kiểm tra tình trạng của bé để có câu trả lời chính xác nhất.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]