Những lý do gây chứng hôi miệng

Tôi đã bị amiđan từ lúc nhỏ, cách đây 1 năm thấy amiđan có bã đậu và cổ họng bị đau nên tôi đã đi cắt nhằm chữa chứng bệnh hôi miệng từ amidan gây ra.

15.6042

Nhưng đã hơn 1 năm mà bệnh hôi miệng vẫn không giảm sút. Tôi đã đi khám bệnh tại BV thì chỉ được BS cho thuốc uống chống đàm và nước muối sinh lí rửa hốc mũi và đã ngậm nước muối, uống rau tần dầy lá (ngậm uống từ từ) được hơn 1 tháng nay nhưng vẫn không thuyên giảm.

Bệnh này làm tôi mất đi rất nhiều cơ hội trong nghề nghiệp, mất hẳn tự tin trong giao tiếp....Kính mong BS Online giúp tôi hướng gải quyết.

Thao Doan Thanh

>>

Trường hợp của bạn, trước tiên bạn cần kiểm tra hơi thở lại một lần nữa bằng cách nhờ người thân nhất của mình để chắc chắn là bạn có hôi miệng. Nếu có, bạn nên khám với bác sĩ khoa tiêu hóa để được thăm khám kỹ và nội soi dạ dày để xem bạn có bị trào ngược dạ dày thực quản hay không vì đây là nhóm nguyên nhân thường gặp nhưng bạn chưa được tầm soát.

Tiếp theo, bạn có thể khám với bác sĩ tai mũi họng để chụp phim CT scan xoang, vì trong những trường hợp không điển hình viêm xoang có thể chỉ biểu hiện bằng một triệu chứng là hôi miệng và khi khám lâm sàng không hề có dấu hiệu nào.

Bạn có thể đi khám tại các bệnh viên lớn đa khoa có đầy đủ các chuyên khoa để có thể chụp CT scan, nội soi tiêu hóa cho thuận tiện.

* Em là một giáo viên. Mấy năm trở lại đây giọng em rất hay bị khản, nhất là những lúc em dạy nhiều hoặc em nói lớn. Mỗi khi khản giọng em nói rất khó khăn. Hiện tượng khản giọng sẽ mất trong vòng 3 ngày nếu em uống nước giá đỗ. Bệnh em có chữa khỏi dứt điểm được không? Em có cần phải đi bệnh viện để phẩu thuật không?  swan Dang

 Khàn tiếng khi nói nhiều là một triệu chứng rất thường gặp ở những người hàng ngày phải dùng lời nói nhiều như: người buôn bán, thầy cô giáo, ca sĩ…

Tiếng khàn sinh ra do hai dây thanh đóng không kín nguyên nhân thường gặp do phù nề, hạt xơ, polyp, u nhú, liệt dây thanh hoặc do nhưng tổn thương trong bệnh lý lao hoặc ung thư thanh quản.

Trước hết bạn nên đi khám bác sĩ tai mũi họng để loại trừ hay bệnh lý ở nơi khác là yếu tố thuận lợi cho việc dễ dàng xuất hiện khàn tiếng đó là viêm amiđan mạn tính và trào ngược họng thanh quản.

Đồng thời bác sĩ tai mũi họng cũng sẽ nội soi để đánh giá tình trạng thanh quản của bạn để xem hai dây thanh có tổn thương thực thể nào cần phải phẫu thuật hay không như hạt xơ dây thanh, polyp dây thanh…

Sau đó bạn cần nên khám và tập luyện thanh với một chuyên gia luyện giọng để có cách sử dụng  giọng nói đúng hơn, khỏe hơn và ít bị khàn.

Trong thời gian này bạn có thể hạn chế cho bệnh không trở nên nặng hơn bằng cách nói ít lại , nói nhưng gì thật cần thiết, nói nhỏ lại một chút, và nói chậm lại.
AloBacsi.vn (Theo Tuổi trẻ)
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]