Những người không nên ăn mứt tết

Mỗi dịp Tết đến, xuân về, trong hộp bánh kẹo của người Việt không thể thiếu món mứt Tết.

15.6181
Rất đa dạng về chủng loại, màu sắc, hương vị, bạn dễ dàng lựa chọn để ăn và biếu quà Tết. Nhưng không phải ai cũng nên ăn mứt Tết, vì với một số bệnh, món ăn này không tốt cho sức khỏe của họ.

Những người bị tiểu đường, béo phì hay đang giảm cân

Mứt thường quá ngọt nên sẽ làm tăng lượng đường trong cơ thể. Vì thế, mứt không thích hợp cho những người bệnh tiểu đường, lượng đường trong máu cao, béo phì hay những người muốn ăn kiêng.

Không những thế, nó còn gây tác dụng ngược, khiến bệnh trở nên trầm trọng, khó chữa hơn. Đối với những ai đang giảm cân, dùng nhiều mứt tết rất dễ tăng cân, đường huyết không ổn định và còn dễ nổi mụn...

Những người không nên ăn mứt tết là vấn đề được nhiều người quan tâm.


Phụ nữ mang thai

Theo TS.BS Trần Thị Minh Hạnh, Trưởng khoa Dinh dưỡng cộng đồng, Trung tâm Dinh dưỡng TPHCM chia sẻ trên Tạp chí Tiếp thị và gia đình: "Phụ nữ mang thai không nên ăn quá nhiều mứt Tết.

Bởi, phụ nữ mang thai có nhu cầu dinh dưỡng tăng cao, nhất là trong ba tháng giữa và ba tháng cuối nhưng mức độ tăng nhu cầu các chất lại không đồng đều. Trong khi nhu cầu năng lượng lúc mang thai chỉ tăng khoảng 20% so với lúc chưa có thai nhưng nhu cầu các chất khác có thể tăng trên 50%, thậm chí tăng gấp đôi.".

Người già và trẻ em

Do đường nhiều nên mứt tạo ra năng lượng là chính, không cung cấp đủ thành phần dưỡng chất nhất là các vitamin, khoáng chất cho cơ thể so với lúc còn tươi. Với người trung niên và cao tuổi, ăn nhiều thực phẩm giàu cholesterol dễ có nguy cơ bệnh tim mạch, người đã có bệnh thì tăng nguy cơ tai biến. Bên cạnh đó, trẻ em cũng không nên ăn nhiều hoặc thay thế cho các thực phẩm khác.

Ăn mứt tết nào tốt cho sức khỏe?

Các loại mứt như mứt gừng, mứt quất… vừa có tác dụng trợ tiêu hóa, lại thông cổ. Gừng kết hợp với đường giúp làm ấm người, kích thích tiêu hóa. Quả quất chín làm thành mứt cũng có tác dụng chữa ho, làm nước giải khát, giúp tiêu hóa tốt hơn.

Ngoài tác dụng hỗ trợ tiêu hóa, gừng còn có tác dụng giải độc, chống nôn mửa, trướng bụng, đau bụng do ăn uống không điều độ. Mứt quất, mứt bí cũng có thêm tác dụng giải độc do rượu, thuốc lá gây ra.

Mứt cà rốt và mứt hồng là hai loại mứt đứng hàng đầu trong tác dụng trị các chứng liên quan đến dinh dưỡng như: ăn khó tiêu, gầy còm, thiếu máu, trẻ em chậm lớn, chậm mọc răng và ỉa chảy do thiếu chất dinh dưỡng. Mứt cà rốt còn chữa được kiết lị mãn tính. Mứt hồng chữa suy nhược cơ thể, suy dinh dưỡng và ho mãn tính.

Theo Phương Vũ - Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]