Những sai lầm về bệnh đái tháo đường

Nhiều người thường mày mò các phương pháp điều trị bằng mẹo dân gian. Điều này dẫn đến những quan niệm sai lầm, ảnh hưởng đến việc kiểm soát bệnh.

15.6028
Theo thống kê của Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, hiện Việt Nam có khoảng 5 triệu người mắc bệnh đái tháo đường. Tỷ lệ gia tăng bệnh đái tháo đường tại Việt Nam vào loại cao, từ 8 - 20% mỗi năm.

Ăn kiêng quá mức

Có một thực tế là hiện nay là có một tỷ lệ lớn người mắc bệnh đái tháo đường nhưng không hề biết, chỉ đến khi vô tình đi khám thì mới biết.

Theo Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM, khoảng 65% bệnh nhân không biết mình mắc bệnh, khi phát hiện thì đã bị biến chứng rất nặng khiến việc điều trị gặp khó khăn.

Kiểm tra đường huyết

Đã thế, khi phát hiện bệnh, người bệnh thường có tâm lý bi quan, sống khép kín hay có chế độ ăn kiêng quá mức. Trường hợp anh Lê Nguyễn T.A. (ngụ tại Bình Tân, TP.HCM) là một điển hình. Bị té gãy chân phải vào bệnh viện, sẵn tiện anh khám sức khỏe tổng quát, anh A. mới biết mình mắc bệnh đái tháo đường. "Nghe người ta khuyên chế độ an nên giảm bột, béo, đường thế là tôi nhịn ăn. Lúc trước ăn 3 chén cơm thì giờ tôi chỉ dám ăn 1 chén. Nhưng từ ngày ăn kiêng, tôi sụt cân nhanh, tay chân lúc nào cũng có cảm giác bủn rủn", anh A. chia sẻ.

Khi bước vào tuổi trung niên, các chức năng của cơ thể thường suy yếu dần, cùng với chế độ ăn uống nhiều chất béo và đường, người lớn tuổi dễ mắc bệnh đái tháo đường. Do đó, phần lớn người dân đều nhầm tưởng bệnh đái tháo đường chỉ xuất hiện ở người lớn tuổi. Song thực tế, đái tháo đường xuất hiện ở mọi độ tuổi. Bệnh có thể gặp ở trẻ em, thường gặp nhất ở người lớn tuổi. Ngày nay với lối sống thành thị ít vận động và chế độ ăn uống không hợp lý, đái tháo đường xảy ra với người trẻ, ngay cả với những người dưới 40 tuổi.

Theo DS Lê Kim Phụng, giảng viên đại học Y dược TP.HCM, nhiều người mắc bệnh đái tháo đường còn nghe truyền miệng là ăn cái này, uống cái kia sẽ giảm được đường huyết nên cứ thế làm theo. Vì thế trong suốt một thời gian dài chỉ dùng một loại thực phẩm duy nhất. Nhịn ăn, ăn ít hơn nhu cầu, "đoạn tuyệt" hoàn toàn với tinh bột, trái cây chín,…là một trong những sai lầm phổ biến của nhiều người khi biết mình mắc bệnh đái tháo đường. Tình trạng này khiến cơ thể người bệnh thiếu dưỡng chất, thúc đẩy nhanh biến chứng của tiểu đường.

Theo Trung tâm Dinh dưỡng TP.HCM, những lầm tưởng về bệnh đái tháo đường như không nên ăn đường hay bánh kẹo cũng là sai lầm. Hầu như không có loại thực phẩm nào mà người mắc đái tháo đường không ăn được và cũng không có loại nào là hoàn toàn tốt cho bệnh đái tháo đường. Nguyên tắc quan trọng là người bệnh nên chia nhỏ bữa ăn hằng ngày, lựa chọn những thức ăn có chỉ số đường huyết thấp nhưng vẫn cân bằng các nhóm thực phẩm bột, đường, nhóm cung cấp chất đạm, cung cấp chất béo, vitamin, khoáng vi lượng.

Nên có chế độ ăn hợp lý

Thống kê của Trung tâm dinh dưỡng TP.HCM cho thấy, có đến 73% người điều trị bệnh đái tháo đường không tuân thủ chế độ dinh dưỡng hoặc có những lầm tưởng về chế độ ăn uống.

Ngày nay với lối sống thành thị ít vận động và chế độ ăn uống không hợp lý, đái tháo đường xảy ra với người trẻ

Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng, chế độ dinh dưỡng tính tổng năng lượng trung bình cho người mắc bệnh đái tháo đường là 1.500kcal/ngày và nên chia làm 600kcal vào buổi điểm tâm, 500kcal và buổi trưa và 400kcal vào buổi chiều.

Người mắc đái tháo đường nên ăn rau, canh trước khi ăn cơm và các thức ăn khác.

Bên cạnh đó, người mắc đái tháo đường có thể ăn cải soong, đậu cove, hành tây, mướp đắng, khoai lang, tỏi, lá dứa, quế,…Đây là những loại thực phẩm có tác dụng vừa phòng bệnh đái tháo đường, vừa giúp người bệnh có thêm lựa chọn trong thực đơn.

"Tuy nhiên, khi sử dụng nên chú ý đến cách chế biến, liều lượng cho phù hợp và không quên uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ", dược sĩ Lê Kim Phụng khuyến cáo.

AloBacsi.vn
Theo Bảo Thiên - Báo Đất Việt

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]