Tiến sĩ, bác sĩ Emerson M. Wickwire, đồng giám đốc của Trung tâm chấn thương ở Maryland (Anh) đã cho biết, cách đây vài hôm ông nhận được một bệnh nhân là một đứa trẻ 13 tuổi và bố của cậu bé đã than phiền rằng, khi biết con bị gãy xương, ông đã rất lo sợ và bối rối, mặc dù biết xương trẻ con dễ dàng phục hồi lại nhanh chóng nhưng cách ông bố đã sơ cứu cho đứa con đã khiến việc gãy xương của con ông càng trở nên trầm trọng.

Ông đã đưa ra những lời khuyên cho những ông bố, bà mẹ khi rơi vào trường hợp con mình bị gãy xương, việc đầu tiên là phải hết sức bình tĩnh và có những sơ cứu kịp thời giúp con bạn không bị đau cũng như không làm cho vết thương trở nên nguy hiểm.

Các dấu hiệu chứng tỏ con bạn đã bị gãy xương:
  • Con bạn đau ở vùng bị trấn thương.
  • Vết thương đau hoặc sưng đỏ.
  • Phần bị thương bị biến dạng, trong phạm vi nặng, xương có thể bị gãy và đâm qua da.
  • Khó khăn trong co duỗi hoặc di chuyển cánh tay, chân bình thường.
Bác sĩ Emerson đã cho rằng, khi gãy xương, những vết da rách xung quanh vết thương có thể sẽ bị nhiễm trùng khi vết thương tiếp xúc với các bụi bẩn và vi khuẩn bên ngoài môi trường. Chính vì vậy, khi con bạn bị gãy xương, điều đầu tiên bạn phải làm là cầm một miếng gạc sạch, hoặc tấm vải sạch tránh bị vi khuẩn xâm nhập.
Sau đó hãy để con bạn nằm xuống, cố định vết thương nguyên một chỗ, tránh không di chuyển vết thương cũng như nơi bị gãy ra khỏi vị trí của nó. Thậm chí không được rửa vết thương nếu máu chảy ra và xé bỏ miếng quần áo xung quanh vết thương để tránh nhiễm trùng.
Khi xương bị gãy sẽ có tình trạng co mạch để hạn chế chảy máu từ phần mềm và xương. Ít hay nhiều ở vùng gãy xương cũng có khối máu tụ, chính vì vậy, hãy giữ sạch sẽ vệ sinh ở vùng máu tụ này.

Sau khi đã giữ vệ sinh sạch sẽ thì bạn hãy làm một tấm nẹp để cố định phần xương bị gãy đó, phải đảm bảo phần xương đúng nơi vị trí mà nó đang bị gãy. Để thêm những vật mềm xung quanh, cố định lại và quấn vải hoặc băng gạc, nẹp bên cạnh nơi bị gãy, đảm bảo nó đủ dài để đi qua các khớp trên và dưới vùng tổn thương.

Khi xương bị gãy sẽ có tình trạng co mạch để hạn chế chảy máu từ phần mềm và xương. Ít hay nhiều ở vùng gãy xương cũng có khối máu tụ.

Tránh tuyệt đối không được cho người bệnh ăn uống, đề phòng trong trường hợp cần phải phẫu thuật ngay. Chỉ cần nhớ kỹ những nguyên tắc trên thì chỉ cần một tháng sau, vết gãy xương của con bạn sẽ lành lặn và bé hoàn toàn có thể chơi đùa được cùng bạn bè.

Dạ Thảo (theo Sheknows.com)