Nổi hạch là bệnh gì, BS ơi?

Con tôi năm nay 8 tuổi. Tôi thấy cháu xuất hiện một chùm hạch (khoảng 4-5 hạch nhỏ) ở sau tai trái từ lúc sinh.

15.6009

Từ đó đến nay chùm hạch không to lên, cháu cũng không thấy đau nhưng gia đình rất lo lắng. Năm cháu 3 tuổi, tôi đã cho khám tại BV Nhi Trung ương nhưng bác sĩ bảo không sao, cháu sẽ tự hết. Từ đó đến nay chùm hạch vẫn còn. Vậy chùm hạch đó có ảnh hưởng gì đến sức khỏe của cháu không? Xin cảm ơn bác sĩ.

Đỗ Thị Trang - trangdt11@

Ảnh minh họa - nguồn internet

Em có 2 hạch ở cổ bé như hạt đậu là do nguyên nhân gì ạ?

Hj - Nguoianhyeu121994@

Tôi 16 tuổi. Ở nách bên phải nổi ba cục hạch cứng, trong đó có hai cục nhỏ và 1 cục lớn, tròn và không cảm thấy đau. Xin hỏi bác sĩ là tôi bị bệnh gì?

ngân - myngangh@ 

Tôi 36 tuổi, ở cánh tay bên trái dọc từ trên vai xuống đến cách tay có mọc năm cục hạch. Theo thời gian có phát trển to ra và cứ thay đổi thời tiết là đau. Vậy khối hạch của tôi có thuộc nhóm ác tính không và muốn đi khám thì đến bệnh viện nào. Hiện tôi đang sống ở Hà Nội.

Ngọc - hongngoc.gv32@ 

Em 23 tuổi. Em bị mọc hạch ở cổ từ cằm xuống chếch bên trái giữa cằm và xương quai xanh. Thi thoảng hay bị đau nên em đã đến bệnh viện khám xét nghiệm, BS chỉ nói là hạch viêm.

Em uống thuốc xong thì khỏi nhưng ngày càng nhiều hạch nhỏ xuất hiện hết một bên cổ ... Cho hỏi em bị như vậy có ảnh hưởng gì không, là bệnh gì? Và làm thế nào để hạch biến mất? Cứ để là thi thoảng nó đau khi bị ốm?

Thuỳ - Cogailolem9x317@

Cho em hỏi : "Cái hạch cổ bên phải của em rất hay sưng khi thời tiết thay đổi nóng quá hoặc lạnh quá, hoặc khi e sốt, cảm cúm. Khi hạch sưng em thường đau vai và nhức mỏi cánh tay phải. Triệu chứng của e có nghiêm trọng không ạ? E bị thế này gần 10 năm rồi. Khi đi khám người ta nói bị viêm hạch, nhưng sao chữa mãi không khỏi?

Nguyễn Thị Quỳnh Hoa - nguyenthiquynhhoa2411@ 

TS.BS Trần Thanh Phương, Trưởng khoa ngoại 3, BV Ung Bướu TP.HCM, tư vấn:

Hạch là một cơ quan trong hệ thống miễn dịch của cơ thể, được trải rộng khắp cơ thể, có vai trò như lọc, nắm bắt các vi sinh vật (vi trùng), vật lạ (kháng nguyên) khi chúng xuất hiện trong cơ thể.

Bình thường, hạch to khoảng vài milimet, mềm và khó sờ được. Khi bị viêm nhiễm, bị ung thư (ung thư hạch nguyên phát hay hạch di căn) hạch sẽ lớn và có thể đau, dính, cứng.

Theo mô tả của các bạn đọc kể trên thì có thể đó là hạch tăng sinh phản ứng do viêm nhiễm nhẹ gần đó (viêm họng, viêm amidan, sâu răng, cảm, sổ mũi...) hay viêm nhiễm nhẹ trước đó. Đặc điểm của hạch tăng sinh phản ứng do viêm nhiễm là khi hết viêm hạch thường nhỏ lại (tuy nhiên, không nhỏ lại hoàn toàn hay biến mất).

Sau một thời gian, nếu hiện tượng viêm nhiễm gần đó không tái phát thì hạch sẽ ổn định không tăng kích thước hay nhỏ hơn nữa. Như vậy không cần xử lí hạch và hạch cũng không biến thành ác tính, chỉ cần theo dõi.

Theo đó, nếu hạch nhỏ, mềm, không đau thì chỉ cần theo dõi. Nếu hạch vẫn tiếp tục nhỏ, mềm, không đau thì không cần phải đi khám liên tục, chỉ cần khám lần đầu ở cơ sở chuyên khoa. Khi đã được bác sĩ khám và chẩn đoán là hạch viêm tăng sinh phản ứng thì không cần phải điều trị uống thuốc hay mổ (nhưng vẫn phải theo dõi).

Nếu hạch chuyển hướng sưng to, đau, có thể kèm theo triệu chứng như sốt thì nên đến cơ sở y tế khám. Cũng có trường hợp hạch đang bình thường, tự nhiên lớn nhanh, sờ thấy đau, nhưng đôi khi đau là do có tình trạng viêm nhiễm cấp tính chứ chưa hẳn do hạch ác tính.

Không cụ thể hạch to bao nhiêu là bất thường, nhưng nếu hạch có đường kính to hơn hoặc bằng 1cm thì nên đi khám.

Tất cả những vấn đề trên chỉ là tương đối và có tính chất gợi ý (bởi chẩn đoán hạch vẫn là vấn đề khó đối với một số bác sĩ, nhất là các bác sĩ trẻ chưa kinh nghiệm).

Tốt nhất khi nổi hạch thì các bạn nên đến khám ở cơ sở y tế chuyên khoa để: Thứ nhất, xác định đó có phải là hạch hay không. Thứ hai, là loại hạch gì, lành hay ác và cần phải làm gì để chẩn đoán chính xác hạch. Thứ ba, hướng điều trị như thế nào.

Các bước chẩn đoán, hỏi bệnh sử, khám lâm sàng, siêu âm mới chỉ là gợi ý bản chất hạch là lành hay ác. Để giúp chẩn đoán chính xác bản chất hạch cần phải thực hiện kỹ thuật lấy trọn hạch (tiểu phẫu có gây tê tại chỗ).

Gần đây, người ta còn sử dụng phương pháp chọc hút tế bào bằng kim nhỏ (FNA) hay chọc hút cọng mô (core biopsy) dưới hướng dẫn của siêu âm, cách này có thể giúp chẩn đoán hạch ở mức tương đối chính xác.

AloBacsi.vn
Theo BS Phụ Nữ Online
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]