Phải làm gì để đẻ thường không bị 'rạch'?

Nhiều chị em cảm thấy lo lắng khi chuẩn bị sinh đặc biệt với những chị em sinh thường, thường lo sợ bị rạch tầng sinh môn. Dưới đây là những bí kíp giúp chị em đẻ thường không bị 'rạch'.

0

Nhiều chị em cảm thấy lo lắng khi chuẩn bị sinh đặc biệt với những chị em sinh thường, thường lo sợ bị rạch tầng sinh môn. Việc đẻ thườngđẻ mổ đều có những mặt tốt và xấu. Đẻ thường sẽ mang tới rất nhiều lợi ích cho mẹ và trẻ sơ sinh nên có khoảng 80% chị em sẽ chọn đẻ thường để chào đón con yêu. Với chị em đẻ thường phải chịu cơn đau tới 2-3 ngày mới chịu chào đời.

Vì sao cần rạch khi đẻ thường?

Tầng sinh môn là phần mô giữa âm đạohậu môn hay còn gọi là phần nông của sàn chậu, có chiều dài khoảng 3 - 5 cm. Việc sử dụng thủ thuật cắt tầng sinh môn là để hỗ trợ và thúc đẩy nhanh quá trình chuyển dạ khi xuất hiện các dấu hiệu sinh khó.

Phương pháp này được chỉ định trong trường hợp sản phụ có nguy cơ bị rách cơ vòng hậu môn; có dấu hiệu suy thai hoặc bé sinh ngôi mông, sinh non hoặc có đầu quá lớn; sản phụ không biết rặn đẻ; trường hợp phải nhờ kẹp forkep (dùng để kẹp vào đầu em bé, giúp lôi em bé ra ngoài dễ hơn bởi lúc này đầu em bé chỉ còn ở khoảng cách 2 - 4cm là sẽ chui hẳn ra ngoài)…

Đẻ thường sẽ mang tới rất nhiều lợi ích cho mẹ và trẻ sơ sinh 

Bác sĩ sẽ cắt một đường nhỏ từ đáy âm đạo và thường hơi chếch sang một bên dưới âm đạo kéo xuống hậu môn để tạo đường rộng cho em bé chui ra. Thực chất của việc cắt tầng sinh môn là để bảo vệ cho sản phụ.

Không phải ai khi sinh cũng cần phải rạch tầng sinh môn. Một số mẹ dễ sinh, hoặc do thai nhi nhỏ người, nên có thể bỏ qua thủ thuật này. Tuy nhiên, nếu bạn thuộc các trường hợp sau, nên chuẩn bị tinh thần cho việc rạch và khâu:

- Độ linh hoạt của tầng sinh môn kém.

- Bị viêm âm đạo, đáy chậu, phù nề.

- Đầu thai nhi có đường kính lớn, cơn co của mẹ không đủ mạnh.

- Mẹ bầu 35 tuổi hoặc hơn.

- Mẹ bầu mắc bệnh tim, huyết áp thai kỳ.

- Cổ tử cung mở rộng, đầu thai nhi thấp, nhưng có dấu hiệu suy thai.

Bí kíp giúp chị em đẻ thường không bị 'rạch'

Bôi dầu dừa để sinh nở không bị “rạch”

Dầu dừa được nhiều chị em biết tới với tác dụng làm đẹp vô cùng hiệu quả và dùng để chữa rạn da cho chị em khi bầu bí. Khi sắp đẻ, chị em có thể bôi dầu dừa để giúp chị em sinh dễ dàng hơn. Chị em có thể dùng dầu dừa để massage tầng sinh môn. Dầu dừa lành tính nên sẽ không gây dị ứng da.

Từ tuần 34, chị em có thể sử dụng dầu dừa để massage tầng sinh môn mỗi ngày, mỗi lần massage trong khoảng 5 phút. Cách này sẽ làm tăng tính đàn hồi cho da vùng sinh môn, giúp cổ tử cung dễ dàng mở khi sinh nở. Đặc biệt massage tầng sinh môn mỗi ngày sẽ giúp sản phụ khi đẻ không bị rạch. Vậy là dầu dừa có rất nhiều công dụng , vừa để massage tầng sinh môn, giúp ca sinh nở dễ dàng và còn giúp mẹ bầu bớt bị rạn da nếu chăm chỉ thoa trên da trong suốt thời gian bầu bí nữa.

Uống nước lá tía tô – đẻ cực dễ

Tía tô là một trong những thực phẩm có vị cay, tính ấm thường sử dụng như một bài thuốc với tác dụng an thai, giảm cơn ốm nghén cho mẹ bầu hiệu quả. Khi đến gần ngày sinh, để cơn đau đẻ diễn ra nhanh chóng, bà bầu không bị đau, chị em nên vò nát một nắm lá tía tô tươi sắc với 2 lít nước lấy lại 1 lít và cho mẹ bầu uống liên tục nhé.

Bạn nên uống ngay khi còn ấm để phát huy hiệu quả một cách tối ưu, đảm bảo ngay khi có dấu hiệu chuyển dạ mà uống nước lá tía tô bạn sẽ nhanh chóng “mở cửa mình” để sinh em bé trong thời gian rất ngắn (từ 1-2 tiếng) và quá trình sinh cũng rất suôn sẻ.

Rau khoai lang

Rau khoai lang cũng là loại rau giúp chị em dễ sinh hơn khi chuyển dạ. Rau lang là thực phẩm có vị ngọt, tính mát, rất tốt cho phụ nữ mang thai. Chị em có thể sử dụng để nấu canh, luộc, xào tuỳ thuộc theo sở thích của mình.

Trong thời kỳ bầu bí chị em nên ăn rau khoai lang khoảng 3-4 bữa/tuần để giúp thanh nhiệt cơ thể, hạn chế táo bón và nhuận tràng hiệu quả. Đến gần thời gian dự sinh chị em nên ăn nhiều hơn, tốt nhất là ăn rau lang luộc hoặc nấu canh để việc sinh để theo phương pháp thường được diễn ra dễ dàng, thời gian đau đẻ ngắn hơn, đảm bảo sức khỏe cho cả mẹ và bé nhé.

Ăn chè vừng đen – đẻ siêu tốc

Khi mang thai trong tuần thứ 33,34 các chị em nên nấu chè vừng đen cùng bột sắn dây, đường phèn để ăn hàng ngày. Nó có tác dụng tốt cho việc giúp chị em sinh thường nhanh chóng vì trong vừng đen có chứa dầu, protein, vitamin E, axit folic cần thiết để hỗ trợ quá trình sinh đẻ của mẹ bầu diễn ra nhanh và thuận lợi hơn. Ngoài ra chè vừng đen nấu kết hợp với bột sắn dây còn có tác dụng thanh nhiệt cơ thể, chữa nhiều bệnh, tăng cường dinh dưỡng, bổ máu, làm đẹp da, mượt tóc, trị chứng thiếu máu, chóng mặt, giúp tiêu hóa tốt nữa đấy nhé.

Ăn và uống nước ép dứa (thơm)

Nước ép dứa cũng giúp chị em sinh dễ dàng hơn. Nếu muốn sinh thường chị em nên ăn nhiều dứa ở tháng cuối thai kỳ vì trong dứa có chứa enzyme bromelain sẽ giúp làm mềm cổ tử cung để chị em đẻ dễ hơn. Nhưng các mẹ bầu chỉ nên ăn nhiều dứa ở những tuần cuối thai kỳ (từ tuần 38 trở đi) thôi nhé. Trong thời gian đầu mang thai, đặc biệt là 3 tháng đầu tiên, nếu mẹ bầu ăn dứa sẽ rất nguy hiểm vì nó làm tử cung co bóp mạnh dễ gây ra tình trạng sảy thai đấy.

Massage vùng chậu

Massage vùng chậu không chỉ tốt cho sức khỏe tổng thể mà còn tăng độ đàn hồi bộ phận này. Việc này nên được thực hiện từ 6-8 tuần trước ngày dự sinh (từ khoảng tuần 32-34) và phải thực hiện 5 phút mỗi ngày.

Học cách thở theo phương pháp Lamaze

Theo một bà mẹ có tên Amera chia sẻ: "Lamaze là một phương pháp làm giảm đau trong quá trình sinh con nhờ vào việc sử dụng chương trình hoat động tâm lý và thể chất. Nó bao gồm các kỹ thuật thở, thư giãn và liên tưởng. Kỹ thuật này cần phải được thực hành đầy đủ trong suốt thai kì vì khó mà đạt được chỉ trong một thời gian ngắn lúc chuyển dạ. Em đã theo học các lớp tiền sản và được dậy cách thở để hỗ trợ quá trình sinh nở được dễ dàng. Và đúng là hiệu quả lắm, khi cổ tử cung mở được 10 phân, bác sĩ yêu cầu rặn đẻ, em chỉ rặn 3 hơi là con chào đời, chẳng kịp để thời gian cho bác sĩ rạch đâu các mẹ ạ".

Chăm sóc vết rạch sau khi sinh thường

- Khi vệ sinh vùng kín, dùng nước ấm đổ từ từ giữa hai chân, rửa nhẹ nhàng. Có thể dùng nước muối pha loãng, nước trà xanh (tất cả đều phải âm ấm) vệ sinh 3 lần/ngày.

- Khi đi đại tiện hoặc trung tiện, dùng miếng khăn giấy mềm và sạch đặt nhẹ lên vết khâu để tránh bị buốt hoặt xót.

- Chọn đồ lót thoáng, rộng rãi, sạch sẽ.

- Chịu khó vận động nhẹ nhàng, giúp máu huyết lưu thông, vết thương bớt sưng.

- Ăn nhiều rau quả, trái cây, uống nhiều nước để tránh táo bón.

- Kiêng quan hệ tình dục cho đến khi vết khâu lành hẳn.

Lâm Hà Chi/Người đưa tin

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]