Phân biệt bệnh phổi tắc nghẽn và hen suyễn

Hen phế quản và phổi tắc nghẽn đều là bệnh mạn tính, có cùng biểu hiện lâm sàng như ho, khạc đàm, nặng ngực, khò khè... nên dễ bị chẩn đoán nhầm.

15.6042

Theo Thanh niên Online, cả hai bệnh nói trên đều liên quan đến yếu tố môi trường; đều là bệnh mãn tính; có tình trạng viêm ở đường thở; có tắc nghẽn đường thở - tăng tiết nhầy; co thắt phế quản. Có biểu hiện lâm sàng giống nhau như: ho, khạc đàm, nặng ngực, khò khè, khó thở...

Đặc điểm khác nhau của bệnh hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính

Về độ tuổi

Bệnh hen thường xuất hiện sớm, lúc tuổi còn nhỏ, tuy nhiên cũng có trường hợp xuất hiện lúc ở tuổi trưởng thành;

Bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thường xảy ra ở tuổi trên 40.

Tiền sử dị ứng

Đây là một trong những điểm nổi bật của bệnh nhân hen, nhưng ở người bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính thì không liên quan gì đến yếu tố dị ứng. Tiền sử gia đình dị ứng cũng thường gặp ở bệnh hen.

Cũng theo Vnexpressphổi tắc nghẽn mạn tính là tình trạng viêm niêm mạc đường thở do các phần tử và khí độc làm tắc nghẽn đường thở kéo dài, không hồi phục, tiến triển nặng theo thời gian. Bệnh có thể dự phòng được.

Hen phế quản là tình trạng viêm niêm mạc đường thở mạn tính, gây phù nề, tăng tiết, co thắt cơ trơn phế quản. Cơn khó thở thường xuất hiện lúc nửa đêm về sáng.

Nguyên nhân

Nguyên nhân bệnh phổi tắc nghẽn là thuốc lá, chỉ vài trường hợp do môi trường ô nhiễm bụi khói, hóa chất.

Bệnh hen có thể do nhiều yếu tố kích thích như bụi khói, phấn hoa, lông vật nuôi, thời tiết thay đổi, viêm xoang, trào ngược dạ dày thực quản.

Theo bác sĩ Hồ Văn Cưng chia sẻ trên Thanh niên Online, về tiến triển bệnh, các cơn hen cấp thường xảy ra với nhiều mức độ nặng nhẹ khác nhau, giữa các cơn bệnh nhân có thể không có triệu chứng gì, trong  khi đó các đợt cấp của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính có tần số và độ trầm trọng ngày càng tăng.

Về chức năng hô hấp, tắc nghẽn đường thở là điểm nổi bật của bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, xuất hiện ở mọi giai đoạn của bệnh và nặng dần lên, trong khi người bị hen nhẹ thoáng qua hay nhẹ dai dẳng, chức năng hô hấp có thể vẫn bình thường.

Rất dễ nhầm lẫn giữa bệnh hen suyễn và phổi tắc nghẽn mãn tính

Điểm khác biệt rõ nhất giữa hai bệnh là sự tắc nghẽn đường thở có thể hồi phục rõ rệt trong bệnh hen, nhưng rất kém hoặc không hồi phục ở bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Tiên lượng của hen và bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính cũng rất khác nhau, đó là chức năng hô hấp trong bệnh hen có thể bị suy giảm nhưng nếu kiểm soát hen tốt là có thể làm chậm mức độ suy giảm.

Với bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính, chức năng hô hấp suy giảm là điều khó tránh được, do vậy việc chẩn đoán sớm và can thiệp kịp thời rất quan trọng.

Trong thực tế, rất dễ bị nhầm lẫn trong chẩn đoán giữa hai bệnh này, vì ở giai đoạn sớm, bệnh thường khó nhận biết, triệu chứng rất nghèo nàn. Đa số trường hợp chỉ được chẩn đoán khi nhập viện, khi có triệu chứng ho khạc kéo dài, mệt gắng sức hoặc khó thở.

Do chủ quan nghe theo khai bệnh của người bệnh, nên nghĩ là bệnh hen và cho rằng người phụ nữ không hút thuốc nên không bị bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính. Cũng có trường hợp cả hai bệnh này cùng xuất hiện trên một người bệnh.

Tham khảo thuốc: Salbutamol có tác dụng trên cơ trơn và cơ xương, gồm có: dãn phế quản, dãn cơ tử cung và run. Tác dụng dãn cơ trơn tùy thuộc vào liều dùng và được cho rằng xảy ra thông qua hệ thống adenyl cyclase-AMP vòng, với việc thuốc gắn vào thụ thể beta-adrenergic tại màng tế bào gây ra sự biến đổi ATP thành AMP vòng làm hoạt hóa protein kinase. Ðiều này dẫn đến sự phosphoryl hóa các protein và cuối cùng làm gia tăng calci nội bào loại liên kết; calci nội bào ion hóa bị giảm bớt gây ức chế liên kết actin-myosin, do đó làm dãn cơ trơn.

Tiến Khê

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]