Các nhà nghiên cứu đã chỉ ra rằng khi phụ nữ mang thai, thân nhiệt sẽ cao hơn bình thường và sức đề kháng cũng kém hơn. Vào mùa hè khi nhiệt độ bên ngoài nóng lên thì thai phụ là người vất vả để đối phó với những chứng bệnh không mong muốn.
Thai nghén và cái nóng thiêu đốt có lẽ chẳng bao giờ hòa hợp với nhau. Sự oi bức, độ ẩm cao và nắng gắt luôn “khiêu khích” lòng kiên nhẫn của chị em mang thai khi mà cơ thể họ vốn đang phải chịu những thay đổi khó chấp nhận.
Hãy tìm hiểu để giữ gìn cơ thể mình và bảo vệ em bé trong bụng mình các mẹ bầu nhé!
Ốm nghén
Thường các bà bầu hay ốm nghén vào buổi sáng. Chứng nghén buổi sáng cũng dễ khiến bạn bị mất nước, khó chịu.
Cách tốt nhất là nên sử dụng các loại bánh quy, trái cây hoặc viên uống bổ sung vitamin B6 (theo chỉ dẫn của bác sĩ), uống những loại nước hoa quả có vị ngọt mát như nước dưa hấu hoặc dưa bở…
Mùa hè nắng nóng khiến thân nhiệt bà bầu tăng cao, dễ bị mất nước, vì vậy
uống từ 8 cốc nước lọc mỗi ngày để bù nước. (ảnh minh họa)
Thân nhiệt cao
Người thường mà gặp mùa hè thì thân nhiệt đã tăng cao, cáu gắt, bà bầu thì còn bức bách hơn. Thân nhiệt cao khiến bạn dễ say nắng, chóng mặt, thậm chí bị mất nước.
Tình trạng mất nước đặc biệt nguy hiểm đối với phụ nữ mang thai. Nó khiến tim của bé đập nhanh hơn và làm tăng nguy cơ sinh non. Những biểu hiện mất nước thai nghén bao gồm cảm giác khát, nứt môi, khô da, mệt mỏi và táo bón.
Đối với em bé, dấu hiệu duy nhất là hiện tượng hoạt động ít và yếu hơn bình thường. Hãy gọi ngay cho bác sĩ nếu thấy bé đạp yếu trong vòng 24 giờ. Vì vậy nên uống từ 8 cốc nước lọc mỗi ngày.
Tuy nhiên uống nhiều quá cũng không tốt, uống quá nhiều nước sẽ dẫn tới hiện tượng nhiễm độc nước, có thể dẫn tới tình trạng làm các cơ quan mệt mỏi, chuột rút…
Phù chân
Nếu một nửa thời gian mang thai rơi vào mùa hè thì nhiệt độ của chân bị phù sẽ tăng lên đột ngột. Cách phòng tránh:
- Cần nghỉ ngơi thư giãn tối thiểu 30 phút vào buổi sáng và chiều trong tư thế nằm nghiêng. Ngủ cũng nằm ở tư thế này.
- Khi ngủ nên gác chân lên cao bằng gối hoặc nệm, mang dép bệt bằng vải rộng. Mặc quần áo rộng rãi.
- Nên giảm bớt lượng muối nhưng không nên ăn quá ít muối trong khẩu phần ăn của bạn.
- Tránh đứng hoặc ngồi một chỗ quá lâu. Hãy đi lại mỗi 5 phút để giúp máu lưu thông từ chân lên tim tốt hơn.
Ngứa ngáy
Trong suốt thời kỳ mang thai, bạn hay bị khô và ngứa ngáy ở ngực và bụng. Đây là những vùng da bị kéo căng nhiều nhất do cơ thể tăng cân. Phòng tránh:
- Bạn cần uống ít nhất 8 cốc nước không chứa caffein mỗi ngày, thậm chí nhiều hơn nếu bạn vận động tích cực.
Bà bầu cần nghỉ ngơi để thư giãn tối thiểu 30 phút mỗi sáng và chiều
để tránh bị phù chân. (ảnh minh họa)
- Giữ ẩm cho da bằng cách dùng sữa tắm hoặc kem giữ ẩm dạng gel. Bôi kem ngay sau khi tắm, lúc làn da vẫn còn hơi ướt.
- Để làm dịu cơn ngứa, có thể tắm nước mát và để da khô tự nhiên.
Chứng phát ban
Cái nóng và mồ hôi sẽ cùng nhau gây ra chứng phát ban, khiến da bạn bị nổi mẩn, ngứa râm ran như kiến bò. Phát ban thường xảy ra khi hai vùng da cọ sát vào nhau, ví dụ như vùng dưới ngực. Cách phòng tránh:
- Sau khi tắm, hãy vỗ nhẹ vào vùng giữa các nếp gấp da cho đến khi khô.
- Tránh mặc quần áo chật hoặc bằng sợi tổng hợp. Phụ nữ mang thai chỉ nên dùng cotton, lanh hoặc những sợi tự nhiên khác có khả năng thấm mồ hôi và thoát ẩm nhanh.
- Để thoáng những vùng da bị ngứa bất cứ lúc nào có thể.
- Nếu phát ban nặng, hãy tham vấn bác sĩ về việc sử dụng kem hydrocortisone 1%.
Các bệnh về hô hấp và tiêu hóa
Dù không vận động nhiều nhưng khi mang thai, do sức đề kháng yếu khiến những bệnh về hô hấp thường bùng phát trong mùa hè sẽ có cơ hội phát triển. Tránh ra ngoài nhiều, tập thở chậm và đều.
Ngoài ra, không uống nhiều nước đá và ăn các loại thực phẩm như gỏi, thức ăn đường phố… Nên mang theo nước lọc đóng chai hợp vệ sinh.
Nên uống sữa hàng ngày để tăng cường sức khỏe và tốt cho em bé trong bụng.
AloBacsi.vn (Theo Eva)