Phòng và phát hiện sớm bệnh ung thư (kỳ II)

Hoạt động tình dục sớm, giao hợp trước 20 tuổi; Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người; Vệ sinh phụ nữ kém; Đẻ nhiều; Nhiễm virut herpes, papilome đều có thể dẫn tới nguy cơ ung thư cổ tử cung.

0

Ung thư cổ tử cung: Hiệu quả điều trị 100% khi còn giai đoạn sớm.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh

Hoạt động tình dục sớm, giao hợp trước 20 tuổi; Quan hệ tình dục không an toàn với nhiều người; Vệ sinh phụ nữ kém; Đẻ nhiều; Nhiễm virut herpes, papilome.

Phát hiện sớm như thế nào?

Lấy mẫu bệnh phẩm từ cổ tử cung và nhuộm tiêu bản để phát hiện mức độ thoái hóa tế bào. Biện pháp này là hữu hiệu nhất. Chỉ 5 phút, bạn không phải khó chịu, hay đau đớn gì. Nếu có gì nghi ngờ, bác sĩ sẽ khuyên bạn cách xét nghiệm tiếp và có biện pháp điều trị.

Nên xét nghiệm bệnh phẩm cổ tử cung hàng năm sau 40 tuổi, vào ngày 12-14 sau hành kinh.

Ung thư đại tràng:

Có thể phát hiện sớm. Ở Việt Nam đang tăng trưởng kinh tế nhanh. Bữa ăn trước năm 1990 còn là gạo hẩm, rau dưa, tới nay đã khác hẳn. Nhiều chị em đã phải đến các trung tâm Eva để “thể dục tiêu mỡ”. Bệnh ung thư đại tràng đang tăng lên.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh

Gia đình có người bị ung thư đại trực tràng, vú, tử cung, buồng trứng, tuyến tiền liệt, bàng quang. Có polip (bướu thịt lành) trong ruột. Có bệnh viêm đại tràng mãn lâu ngày. Có thói quen ăn ít chất xơ, nhiều mỡ đạm. Tuổi trên 45.

Phát hiện sớm như thế nào?

Cần tìm hồng cầu trong phân khi bạn trên 45 tuổi mỗi năm 1 lần. Nếu có đau bụng, ỉa nhày mũi, táo lỏng thất thường, phải đến khám bác sĩ chuyên khoa.

- Nếu nghi ngại sẽ soi trực tràng hay soi đại tràng để phát hiện bệnh sớm.

Ung thư dạ dày: Việt Nam nằm trong khu vực có tỷ lệ mắc ung thư dạ dày cao, bệnh này lại khó chữa, hiệu quả phẫu thuật không cao nếu phát hiện muộn. Nhật Bản là nước đầu tiên nghĩ ra công nghệ phát hiện sớm và đã thành công với kết quả sống quá 5 năm tới trên 70%.

Yếu tố nguy cơ mắc bệnh

Thói quen ăn các thực phẩm chứa chất bảo quản, sấy khô, ướp muối, mốc, lên men... nhiều chất nitrit.

Nhiễm vi trùng Helicobacter Pylorie, nhất là trong viêm dạ dày mạn tính.

Có tiền sử viêm loét dạ dày lâu ngày.

Gia đình có người bị ung thư dạ dày.

Phát hiện sớm ung thư dạ dày như thế nào?

Thấy đầy bụng, ợ hơi, ợ chua, chậm tiêu, kém ăn, sút cân, cần tới bác sĩ hỏi ý kiến. Tốt nhất được nội soi dạ dày ống mềm. Các thương tổn được quan sát, bác sĩ soi sẽ khuyên điều trị và theo dõi.

9 dấu hiệu báo động về ung thư:

1. Vết loét lâu liền.

2. Ho dai dẳng, tức ngực, khàn tiếng điều trị không đỡ.

3. Chậm tiêu, khó nuốt, rối loạn tiêu hóa.

4. Thay đổi thói quen bài tiết phân, nước tiểu.

5. U ở vú hay ở trên cơ thể.

6. Hạch to lên không bình thường.

7. Chảy máu, dịch bất thường ở âm đạo ngoài kỳ kinh.

8. Ù tai, nhìn lệch.

9. Gầy sút, thiếu máu không giải thích được.

Bạn nhớ rằng: Có các dấu hiệu này không nhất thiết là bạn bị ung thư. Nhưng để chắc chắn, hãy tới bác sĩ. Lời khuyên chuyên môn sẽ ích lợi hơn là tự thử điều trị bằng thuốc Tây y, Đông y hay các mẹo thuật thủ công tại nhà. Bạn sẽ phí thì giờ và tiền bạc vì các biện pháp thiếu khoa học đó.

Chương trình Mục tiêu quốc gia
dự án phòng chống ung thư
Ban điều hành dự án PCUT – Viện NC PCUT –
Bệnh viện K 43 Quán Sứ – Hà Nội – ĐT: 043.9344138
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]