Quả mơ làm thuốc như thế nào?

Quả mơ chín sau khi thu hái, được chế biến thành ô mai (mơ đen) hay bạch mai (mơ trắng) tùy theo phương pháp chế biến.

15.5944

Quả mơ: Vị thuốc quý chữa bệnh

Theo Báo điện tử Người lao động, cây mơ có tên khoa học là Prunus mume (Prunus mume Siebold & Zucc). Các loại hoa mơ, mận, đào đều là hoa mùa Xuân rất quen với mọi người.

Cây mơ là loại cây hoa mang sắc thái mùa Xuân, hoa nở đúng vào dịp Xuân về, Tết đến. Cây ra hoa vào cuối mùa đông, quả chín vào tháng 3, tháng 4, mặt ngoài quả có lông tơ mượt như nhung. Khi còn xanh, quả mơ có sắc lục xanh; khi chín thì sắc vàng đậm, mùi thơm đặc trưng dễ chịu. Mơ rất giàu dược tính, còn là những vị thuốc xuân - hè.

Những bộ phận của cây mơ, nhất là quả, được sử dụng làm thuốc chỉ ho, chỉ khát, sinh tân dịch, chữa đau cổ và nhiều chứng bệnh khác nữa. Đông y gọi quả mơ là mai tử, vị chua, tính bình. Mai tử vào các kinh can, tì, phế, đại tràng.

Mơ xanh gọi là thanh mai, khi ngâm rượu gọi là thanh mai tửu. Mơ muối gọi là diêm mai hay bạch mai (vì có lớp muối ngoài màu trắng). Bạch mai có tác dụng cân bằng sự thẩm thấu giữa tế bào và máu, kích thích ăn ngon.

Các y thư cổ còn nói ô mai, bạch mai đều có vị chua nhưng ô mai hơi chát, tính ấm, không độc; còn bạch mai hơi mặn, tính bình. Ô mai liễm phế, sáp trường, trừ phiền nóng, khô miệng, chữa bệnh ho, bệnh lỵ lâu ngày không khỏi, bệnh tê liệt, đau mình mẩy. Bạch mai thanh nhiệt, giải độc, chữa đau cổ, sát khuẩn, khi dùng bỏ hột, lấy thịt sao qua.

Quả mơ chín sau khi thu hái, được chế biến thành ô mai (mơ đen) hay bạch mai (mơ trắng) tùy theo phương pháp chế biến. Khi nói về công dụng của ô mai, Hải Thượng Lãn Ông có phân tích: Tạng phế sắc trắng, là bẩm thụ khí của hành Kim. Nó như cái tán, cái lọng che chở cho các tạng khác, không thể chịu bất cứ một vật gì làm chướng ngại. Tì là gốc sinh đờm. Phế là đồ chứa đờm. Nếu đờm ở phế nhiều thì khí nghịch lên mà gây thành ho. Phế là chỗ then chốt, cửa ngõ của toàn thân, không chỗ nào quan trọng hơn chỗ đó. Do vậy, bệnh phế khí nghịch, không thể không tìm cách trị gấp.

Ô mai có vị chua, tính liễm, có thể thăng, có thể giáng, giúp thuận khí chỉ khái (trừ ho), tiêu đờm. Ô mai vì thế giữ vai trò cốt yếu trong nhiều bài thuốc chữa ho, nhất là ho mạn tính, ho dai dẳng lâu ngày khiến phế âm hư, miệng họng khô, cổ họng ngứa, nóng rát, khản - mất tiếng…

Thịt quả ô mai có 27% axít (axít citric, axít tartric), caroten, vitamin C, vitamin B1, tanin, lycopen, pectin, peroxydase, urease... có tác dụng kích thích quá trình chuyển hóa ôxy trong tế bào làm cho tế bào chóng được hồi phục, chậm lão hóa.

Trong quả mơ có một chất có tác dụng kháng vi trùng lao mycobacterium, tác dụng này có liên quan đến sự có mặt của acid citric và malic. Trong dung dịch mơ còn có Vitamin B15 với tỷ lệ khá cao, có tác dụng tốt trong việc chuyển hóa oxy trong tế bào, chống sự già nua của tế bào trong các nhóm bệnh về tim mạch, hô hấp, như nhồi máu cơ tim, xơ vữa động mạch, viêm hoặc xơ gan thời kỳ đầu.

Mơ còn chứa nhiều protein, các khoáng chất như canxi, phosphor, sắt... hơn nhiều loại trái cây khác. Mơ còn chứa beta-caroten. Bbeta-caroten sẽ chuyển hóa thành vitamin A trong cơ thể, giúp ngăn ngừa tác hại của các gốc tự do, bảo vệ mắt và có thể ngăn chặn ung thư da.

Theo y học hiện đại, mơ chứa các loại acid hữu cơ có tác dụng kháng khuẩn, làm co túi mật, thúc đẩy quá trình tiết mật.

Trái mơ ngâm rượu còn được gọi là mơ thanh mai, có thể chữa được các bệnh về dạ dày, nôn mửa, đau bụng, phong thấp, đau khớp xương, phòng cảm nắng, cảm nóng. Mơ muối sấy khô có màu sẫm được gọi là ô mai, là vị thuốc thường dùng trong điều trị lâm sàng của Đông y.

Ô mai mơ giúp chữa bệnh giun chui ống mất, chữa chai chân và bệnh trĩ. Dầu hạt mơ được dùng làm thuốc bổ, nhuận trường...

Hạt mơ điều trị chứng bệnh can khí uất kết, khó chịu trong ngực, dạ dày hoạt động kém.

Một chế phẩm từ mơ được biết đến nhiều nhất là mơ muối. Tại Trung Quốc, Hàn Quốc, Nhật Bản, mơ muối được dùng làm thức ăn cũng như dùng làm thuốc.

Mơ muối có tác dụng trị đầy bụng, ăn không tiêu, mệt mỏi, chán ăn, giải ngộ độc thức ăn, trị rối loạn dịch vị dạ dày, trung hòa các yếu tố âm trong người, giúp gan loại sạch các hóa chất nhân tạo ra ngoài cơ thể, chống lão hóa cơ thể...

Mơ muối có thể duy trì trạng thái kiềm nhẹ (pH khoảng 7,35) trong máu nếu dùng đều đặn mỗi ngày. Chỉ cần 10g mơ muối có thể trung hòa lượng acid do 100g đường tạo ra, trong khi phải cần đến 60g rong biển, hay 239g đậu đỏ, hoặc 680g rễ ngưu bàng mới có thể trung hòa được hàm lượng acid này.

Acid citric trong mơ muối hỗ trợ và hoạt hóa chức năng của gan. Acid catechin trong mơ muối làm tăng nhu động ruột, có tác dụng sát khuẩn và giúp tiêu hóa protein.

Mơ muối lâu năm chuyên trị các bệnh về đường ruột và tiêu hóa, đầy bụng, ăn kém tiêu, mệt mỏi, chán ăn, ho, đờm, hen suyễn, khó thở, say sóng tàu xe, trị đau thắt cơ tim, làm cân bằng âm dương trong cơ thể, tăng sức sống cho cơ thể.

Có thể ăn mơ muối như thông thường hoặc ngâm vào nước nóng hay trà để uống. Có thể cho mơ muối vào cơm vắt để ăn giống cơm cuốn theo kiểu Nhật Bản nhằm điều trị một số bệnh như thặng dư acid ở dạ dày, rối loạn đường ruột, mệt mỏi, hoặc sau khi cơ thể thu nạp quá nhiều lượng thực phẩm có hại như đường, bia, rượu.

Nên đọc

Nấu một quả mơ muối với khoảng 1 lít nước trong nửa giờ, có thể lọc và pha loãng thêm, dùng như một thức uống lạnh trong mùa hè để giải khát, hoặc dùng trong các trường hợp ăn không ngon miệng, táo bón, hơi thở hôi, trúng độc thức ăn, ngộ độc rượu, say sóng, cảm cúm.

Phụ nữ mang thai trong giai đoạn đầu có thể dùng một quả mơ muối vào bữa ăn hoặc uống nước ép mơ muối mỗi ngày sẽ giúp hạn chế tình trạng nôn ói.

Lưu ý: Quả mơ có vị chua, tính ấm, nếu ăn tươi nhiều sẽ hại răng, sinh đàm, tăng nhiệt. Do đó, người bị bệnh cảm, dạ dày nhiều acid, trẻ em bị lên đậu cấp tính cần kiêng ăn mơ tươi.

Thùy Linh

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]