Men theo con đê ven sông, chúng tôi tìm đến nhà thầy lang Hoàn – người được mệnh danh “cứu người bệnh từ tay thần chết”. Mới buổi sáng sớm, nhưng những chiếc ôtô, xe máy đã xếp hàng dài dọc theo cổng nhà thầy Hoàn, bệnh nhân ra vào tấp nập chờ đến lượt mình được khám. Ở trong nhà, bên bộ bàn ghế đơn sơ, thầy Hoàn đang bắt mạch chẩn đoán, rồi tỉ mỉ tận tay bốc từng thang thuốc cho người bệnh.

Ham nghề từ khi còn nhỏ

Trong lúc chờ đợi, chúng tôi đóng vai là những người đi khám bệnh, làm quen và nói chuyện với một số người khác. Hỏi ra mới biết mỗi người một tỉnh không ai giống ai, người thì ở tận Tuyên Quang vượt qua gần trăm cây số đường đèo mới xuống được nhà thầy Hoàn, người ở dưới quận Tây Hồ (Hà Nội) vì nghe danh thầy Hoàn đã lâu nên đã “bơi ngược” tìm về mong thầy chữa bệnh giúp.

Phải chờ đến hơn 2 tiếng đồng hồ, khi bệnh nhân đã vãn, thầy Hoàn mới rảnh tay nghỉ giải lao, hút vội điếu thuốc lào và bắt đầu tâm sự với chúng tôi về cái duyên đến với nghề bốc thuốc nam chữa bệnh gan cứu người của thầy.

Từ khi mới khoảng 13, 14 tuổi, ông Hoàn đã được người cô ruột của mình là một thầy lang nổi tiếng trong vùng khi đó quý mến và quyết định truyền nghề cho. Mỗi lần vào rừng hái thuốc, bà đều cho ông đi cùng, bà dạy cho ông biết tên và công dụng của từng loại thuốc. Ông Hoàn cười hiền từ nói: “Nhớ lại khi còn là một cậu nhóc, ở cái tuổi đang ăn với chơi, mỗi lần bà cô tôi rủ vào rừng hái thuốc, tôi chỉ nghĩ là đi chơi cho biết cảm giác băng rừng lội suối thế nào chứ có quan tâm bà đi làm gì. Nhưng dần dần khi nhìn thấy những người bệnh khỏi bệnh, rạng rỡ quay trở lại cảm ơn vì đã cứu sống họ bởi chính những thang thuốc mà tôi và cô bốc cho, thì tôi đã bén duyên với nghề từ khi nào không biết”.

Năm 1983, ông Hoàn nhận được lệnh nhập ngũ ở tiểu đoàn 5, đồn biên phòng 307 (Mường Tè – Lai Châu). Thời gian trong quân ngũ, ông cũng đã chữa bệnh cho nhiều người đồng đội, đồng chí của mình. Đến năm 1986, ông Hoàn được đơn vị cho xuất ngũ, trở về quê hương và quyết định kế nghiệp nghề bốc thuốc chữa bệnh cứu người của bà cô.

Lúc đầu, thầy Hoàn chỉ chữa cho những người trong gia đình, họ hàng. Chính ông đã tự chữa khỏi cho mẹ đẻ của mình, khi đó bà đang bị suy gan, suy thận, phù nề khắp cơ thể không ăn ngủ được. Sau một thời gian ông lên rừng hái thuốc và cứu chữa, bệnh tình của bà dần thuyên giảm và khỏi hẳn, cứ thế “tiếng lành đồn xa” mọi người kéo đến nhà ông xin chữa bệnh.

Cứu người bệnh ngay cả khi tây y phải bó tay

Cho đến nay, sau gần 30 năm trong nghề, ông Hoàn đã chữa khỏi cho hàng trăm người mắc bệnh gan hiểm nghèo, tưởng như vô phương cứu chữa. Thầy Hoàn cho chúng tôi biết, bệnh gan có nhiều dạng bệnh khác nhau, do vậy phải tùy thuộc vào người mắc loại bệnh gan nào để có thể liệt kê các vị thuốc cần bốc, có những loại chỉ cần 15 vị thuốc, nhưng cũng có loại phải cần tới 25 vị mới làm nên một thang thuốc chữa trị. Thời gian uống thuốc của bệnh nhân gan cũng khác nhau, chẳng hạn như, viêm gan siêu virus chỉ mất khoảng 24 ngày điều trị, viên gan B khoảng từ 2 - 3 tháng, xơ gan khoảng hơn 4 tháng. “Người mắc bệnh gan phải tuyệt đối kiêng không được uống rượu bia, đặc biệt là trong những ngày điều trị, ngoài ra phải kiêng những đồ có chất dầu mỡ và chất tanh… thì mới mong khỏi bệnh”, ông Hoàn nói thêm.

Hầu hết khi đến đây, bệnh nhân nào cũng đã đi khám ở các bệnh viện, thậm chí là bệnh viện cấp trung ương. Nhiều trường hợp, tây y phải “bó tay” như trường hợp của ông Vinh (ở xóm Đa, xã Gia Thanh, Phong Châu, Phú Thọ) đến khám năm 1994. Ông Vinh đã đi khám ở nhiều nơi và đều có chung một kết luận là bị xơ gan cổ chướng, khi đó bụng ông Vinh đã bắt đầu phình to ra, bệnh viện trả ông về vì vô phương cứu chữa. “Còn nước còn tát”, “có bệnh thì vái tứ phương”, ông Vinh đã tìm đến nhà thầy lang Hoàn và được thầy cứu chữa kịp thời. Sau khoảng 5 tháng, ông Vinh đã hoàn toàn khỏi bệnh và đến nay vẫn sống khỏe mạnh bên con cháu.

Cũng trong năm 1994, hai trường hợp khác là cháu Đạ Thị Nhung (13 tuổi, ở phường Âu Cơ, Phú Thọ) và cháu Trần Thị Nương (ở Phong Châu, Phú Thọ) đều được bác sĩ ở bệnh viện nhi chẩn đoán bị bệnh xơ gan cổ chướng và trả về nhà chờ chết, nhưng cũng đã được thầy lang Hoàn cứu khỏi. Ngay sau đó, ông Hoàn được Bệnh viện Đông y tỉnh Phú Thọ tha thiết mời về làm việc, nhưng ông từ chối. Ông nói: “Tôi làm phúc chữa bệnh cứu người, không ham công danh lợi lộc gì, chữa ở đâu cũng vậy, chỉ cần mình có cái tâm hết lòng vì người bệnh là được rồi”.

Chúng tôi xem qua một số sổ ghi danh sách, địa chỉ những bệnh nhân đã khám và chữa bệnh tại gia đình ông, nhiều cuốn, chữ đã phai màu trên giấy, lật từng trang giấy cũ kỹ thì thấy nhiều người bệnh từ Lai Châu, Phú Thọ, Hưng Yên, Hải Dương, Thanh Hóa…, thậm chí cả các tỉnh trong miền Nam cũng tìm về đây nhờ ông cứu chữa. Nhưng khi nhìn vào đống sổ, khuôn mặt người lương y ấy vẫn ẩn chứa nét đượm buồn, ông nói: “Ranh giới giữa sự sống và cái chết chỉ mong manh như sợi tóc. Trong danh sách những người đến đây chữa bệnh gan, nhiều trường hợp tôi cũng không thể cứu sống được vì bệnh tình đã quá nặng và phần vì bệnh nhân khi dùng thuốc của tôi không tuân thủ theo chế độ kiêng khem mà tôi đưa ra. Có những trường hợp mặc dù tôi rất đau lòng những cũng phải nói thẳng cho người nhà bệnh nhân biết rằng tôi không thể chữa khỏi. Tôi không phải là thần tiên nên nếu thấy chữa khỏi được thì tôi sẽ cố gắng hết sức, còn nếu không thì cũng phải chấp nhận”.

Anh Bùi Quang Hưng (35 tuổi, ở xã Nhân Đạo, Sông Lô, Vĩnh Phúc) trước là bệnh nhân của thầy Hoàn chia sẻ: “Năm 2005, khi tôi đi bệnh viện, làm xét nghiệm, kết quả dương tính với virus viêm gan B, khi đó tôi đã đi chữa rất nhiều nơi, từ các bệnh viện lớn, rồi bốc cả thuốc nam chi phí tốn kém mà vẫn không khỏi. Sau đó có người mách cho tôi đến nhà thầy Hoàn, sau hơn 4 tháng được thầy chữa trị, tôi đi xét nghiệm lại, lần này đã cho ra kết quả âm tính với virus viêm gan B, gia đình tôi rất biết ơn thầy Hoàn”.

Ngoài chữa các loại bệnh về gan, thầy Hoàn còn được biết đến với những bài thuốc chữa bệnh lao, hen, hay bài thuốc về sỏi thận…

Độc giả quan tâm có thể liên hệ với thầy lang Triệu Quang Hoàn theo địa chỉ thôn Dân Chủ, xã Phương Khoan, huyện Sông Lô, tỉnh Vĩnh Phúc. SĐT: 0978736601