Thiết bị laser lấy cảm hứng từ mũi loài chó để ‘đánh hơi bệnh’ ung thư

Thiết bị laser lấy cảm hứng từ mũi loài chó sẽ phân tích các mẫu hơi thở, mùi tiết ra từ cơ thể người để giúp các bác sĩ có thêm thông tin trong quá trình thăm khám, chẩn đoán cho bệnh nhân mà không cần dùng nhiều xét nghiệm xâm lấn như trước đây.

0


ảnh minh họa

"Optical ’dog’s nose’ may hold key to breath analysis"

XEM VIDEO CLIP: rVbxEXAUlLM



Khi có điều gì đó bất thường trong cơ thể, có thể là bị nhiễm trùng hoặc mắc bệnh, thì các phân tử trong hơi thở sẽ thay đổi. Nhiều nghiên cứu trước đây đã chỉ ra rằng có thể dựa vào sự thay đổi trong hơi thở người bệnh để phục vụ quá trình chẩn đoán nhiều căn bệnh khác nhau, thí dụ như ung thư phổi,… Do đó, các nhà nghiên cứu tại Adelaide đã phát triển một thiết bị laser lấy cảm hứng từ mũi chó - loại động vật với chiếc mũi cực kỳ nhạy bén - nhằm phát hiện ra các tình trạng bất ổn của cơ thể.

Thiết bị "đánh hơi bệnh" hoạt động dựa trên một hệ thống laser đặc biệt kết với kỹ thuật Phổ học quang học (optical spectroscopy). Hệ thống này có thể phân biệt khoảng 1 triệu tần số khác nhau của các tia sáng chiếu qua 1 mẫu khí. Do các phân tử khí khác nhau có mức độ hấp thụ ánh sáng tại các tần số khác nhau, nên hệ thống sẽ xác định được dấu vết của từng phân tử đặc trưng chứa trong mẫu hơi thở của bệnh nhân. Nhóm nghiên cứu tuyên bố cách làm này có thể tạo nên cách xét nghiệm không xâm lấn, chẩn đoán các bệnh như tiểu đường, nhiễm trùng và một số loại ung thư.

Tiến sĩ James Anstie tại Viện quang tử và cảm biến công nghệ cao thuộc đại học Adelaide cho biết chỉ trong vài tháng tới, nhóm sẽ tiếp tục nâng độ nhạy của hệ thống lên tới hàng triệu lần, tương đương với khoảng độ nhạy giữa con người và loài chó. Trên thực tế, đây không phải là lần đầu tiên người ta muốn phát triển thiết bị điện tử phân tích mùi trong hơi thở với độ nhạy như loài chó. Kể từ những năm 1980, các nhà nghiên cứu đã dự đoán khả năng của loài chó trong việc phát hiện ung thư dựa vào hơi thở. Một số nghiên cứu trước đây đã chứng minh dự đoán đó và từ đó, người ta càng muốn phát triển thiết bị y tế dựa trên khả năng này.

Các nhà nghiên cứu tuyên bố thiết bị lần này có tiềm năng vô cùng to lớn, cung cấp giải pháp xét nghiệm chẩn đoán cho kết quả gần như ngay lập tức, độ nhạy cao và có thể xác định nhiều phân tử khí khác nhau cùng một lúc. Tiến sĩ Anstie cho biết nhóm sẽ tiếp tục phát triển nguyên mẫu của thiết bị trong vòng 2-3 năm tới và nếu mọi chuyện suôn sẻ, một sản phẩm cuối cùng sẽ được ra mắt trong 3-5 năm tới. Mặt khác, nó còn có thể được sử dụng trong phạm vi rộng hơn, điển hình như thiết bị phân tích khí trong khí quyển hoặc xác định các tạp chất trong tự nhiên,…

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]