"Thực đơn" cho sức khỏe theo mùa

Chế độ dinh dưỡng trong khẩu phần ăn hàng ngày của bạn cần thay đổi theo mùa để phù hợp với cơ thể.

15.7441
Mùa Xuân

Vào mùa đông, ta thường tiêu thụ nhiều thực phẩm có chất béo, vì thế đến mùa xuân nên ưu tiên các loại thực phẩm dễ tiêu hóa có nguồn gốc thực vật, chứa nhiều sinh tố, dễ tiêu hóa, nhẹ bụng như rau xanh (cải, xà lách, rau ngót...), các loại củ như cà rốt, khoai tây... Nên ăn thêm trứng, thịt động vật, đồ biển để đảm bảo nhu cầu chất đạm cho cơ thể.



Nên bổ sung thêm vitamin và muối khoáng trong sơ-ri, đậu Hà Lan, rau thơm, dâu tây... Đặc biệt là tiền vitamin A có trong những loại rau củ có màu đỏ như bí đỏ, cà rốt...

Thời tiết mưa phùn, độ ẩm cao trong những tháng đầu năm này dễ gây bệnh dị ứng, nên tăng thêm hàm lượng magiê và mangan cho cơ thể. Magiê có trong các loại rau quả khô. Mangan có trong trứng, ngũ cốc...

Nên uống nước khoáng có nhiều canxi và các nguyên tố vi lượng, nước quả chứa nhiều hàm lượng vitamin C.

Mùa Hạ

Vào mùa hè, cơ thể chúng ta hoạt động nhiều hơn, thời tiết nóng bức, khó chịu nên cơ thể cần được bổ sung năng lượng, nhất là chất ngọt (vì đường chuyển hoá nhanh cần cho các hoạt động ít hao tồn sức lực), có trong các thức ăn ngọt như nước ngọt, kẹo, mứt...



Cần cung cấp cho cơ thể vitamin B1, B2, A và muối khoáng để giúp đẩy nhanh quá trình chuyển hoá của chất đường trong cơ thể. Vitamin B1 và B2 có trong men bia, rượu hoặc những chất lên men, lòng đỏ trứng gia cầm... Bên cạnh đó, cơ thể cũng cần có chất xúc tác để hỗ trợ cho quá trình chuyển hóa thức ăn như crôm có trong ngũ cốc, cải soong, lòng đỏ trứng, giá đỗ... Những người chơi các môn thể thao, hoạt động nhiều hoặc hoạt động ngoài trời nhiều dễ tiêu hao năng lượng, nên ăn thêm những thức ăn có chứa vitamin C và chất sắt...

Nên uống các loại nước có ga, có nhiều đường và vitamin như nước trái cây, nước ngọt, nước khoáng. Nên uống nhiều nước trong ngày để da dẻ tươi nhuận, đỡ mất nước.

Mùa Thu

Để chuẩn bị cho mùa đông dài lạnh giá, trong những tháng mùa thu, bạn nên ăn những thức ăn giàu đạm, chứa nhiều axit amin. Chất đạm có nguồn gốc thực vật như đậu tằm, đậu tương, đậu Hà Lan, đậu nành, đậu lăng, lạc, nấm hoặc bột ngũ cốc sẽ tốt hơn cho người bị bệnh tim mạch. Chất đạm nguồn gốc động vật có thể thấy ở thịt lợn, bò, thỏ, dê hoặc thịt gia cầm, thịt muối, trứng, thịt hun khói, pho mát, tôm, cua, cá.



Nhiều loại rau quả mùa thu cũng có lượng dinh dưỡng và calo cao. khoai sọ là một món ăn rất tốt của mùa thu, cải bắp rất có lợi cho sự phát triển của trẻ nhỏ. Khoai lang cũng là loại củ cung cấp nhiều protein, đường và các vitamin A rất có lợi cho sự phục hồi trương lực của cơ và kích thích sự thèm ăn, tốt cho thận, dạ dày và phổi.

Nên uống nước chè vì vị chát của chè có tác dụng tốt đổi với đường tiêu hóa, tạo điều kiện cho các vi khuẩn có ích trong ruột hoạt động. Vitamin C trong lá chè tươi nhiều gấp 4 lần nước cam, nước chanh. Trong chè có nhiều chất khoáng và các nguyên tố vi lượng dưới dạng hợp chất dễ hoà tan, rất cần thiết cho cơ thể...

Mùa Đông

Mùa đông nhiệt độ ngoài trời giảm, cơ thể cần được bổ sung từ 300 - 500 calo mỗi ngày. Để
chống lạnh, bạn nên ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng. Lượng calo trong 1g chất béo tương đương với 2g đường hoặc thịt. Vì vậy mùa đông nên ăn nhiều dầu thực vật, bơ, thịt lợn, thịt gia cầm, cá biển, tôm, pho mát...



Các loại quả có dinh dưỡng: kiwi, vải, cam, dứa, quýt. Rau diếp xoăn vừa có tác dụng chống béo phì lại giàu vitamin, cung cấp 15 calo/100g. Loại này chứa nhiều kali, clo, vitamin B9 và canxi. Ngoài ra, hành, hoa lơ, củ cải đường, su hào, bắp cải, lê... là những đồ ăn rất tốt cho sức khoẻ trong mùa lạnh.

Mùa lạnh thường hay bị cước ở tay, chân do thiếu ánh nắng mặt trời, cần bổ sung vitamin D2 (có trong cá biển như cá hồi, cá ngừ: lòng đỏ trứng, dầu gan cá...). Nên ăn nhiều hoa quả giàu vitamin C (cam, quýt, kiwi, quả khô), thực phẩm giàu hàm lượng đồng (đồ biển, thịt gia cầm) và giàu sêlen (hành, tỏi, cây họ đậu).

Do ăn nhiều thực phẩm giàu năng lượng nên mùa đông bạn cần uống nhiều nước khoáng. Bạn có thể uống nước hãm các rau gia vị như húng tây, hương thảo hoặc lá cây bạch đàn, hãm trong 10 phút, uống 1 -2 cốc mỗi ngày.

Theo BS. Thanh Thủy - Gia đình & Xã hội
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]