Thực đơn lý tưởng cho người đái tháo đường

“Bệnh đái tháo đường (ĐTĐ) không phải là căn bệnh nguy hiểm chết người mà thuộc loại bệnh có thể kiểm soát được. Ngoài điều trị, dùng thuốc, tập luyện thì dinh dưỡng đóng vai trò nền tảng trong việc giúp kiểm soát đường huyết trong ngày của bệnh nhân ĐTĐ”. BS Trần Thị Bích Thủy, Trưởng Khoa Nội tiết Bệnh viện Triều An, khuyến cáo

15.6042

Theo số liệu từ Bệnh viện Nội tiết Trung ương, tính đến năm 2010, toàn thế giới có 285 triệu người mắc ĐTĐ, trong vòng 25 năm tới dự báo số người mắc ĐTĐ sẽ tăng lên 170%.

65% người mắc đái tháo đường không biết mình bị bệnh

Tại Việt Nam, khoảng 4,5 triệu người mắc ĐTĐ, điều đáng lo ngại là 65% trong số đó không biết mình bị bệnh, hậu quả là phát hiện và điều trị muộn dẫn đến nhiều biến chứng nguy hiểm. Người ĐTĐ bị mất cơ chế kiểm soát đường huyết sẽ làm mức đường huyết trong cơ thể dao động, tăng cao và gây các biến chứng nặng như suy thận, cao huyết áp, thiếu máu cơ tim, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não, mù lòa, bất lực ở nam, nhiễm  trùng...
Người trên 40 tuổi nên thường xuyên kiểm tra đường huyết để tầm soát bệnh đái tháo đường

Tuy nhiên, theo BS Thủy, so với trước đây, người bệnh đã ý thức hơn về bệnh ĐTĐ. Họ hiểu rõ phải làm gì để tránh được những biến chứng có thể xảy ra. “Phần lớn các bệnh nhân của tôi đều hiểu rằng dinh dưỡng rất quan trọng trong việc điều trị bệnh” - BS Thủy nói. Phần lớn thức ăn được ăn vào được cơ thể chuyển hóa thành đường glucose, vì vậy sau khi ăn, đường huyết luôn tăng lên. Do đó, nếu kiểm soát được số lượng và loại thức ăn đưa vào, người ĐTĐ có thể kiểm soát được lượng đường trong máu. Mức độ tăng đường huyết tùy thuộc vào số lượng thực phẩm ăn vào, hàm lượng và loại chất bột đường - carbohydrate, thành phần chất đạm, chất béo, chất xơ chứa trong thực phẩm, cách chế biến…

Dinh dưỡng là nền tảng

Bệnh nhân Nguyễn Thị Thu Cúc, 67 tuổi, Q.3 – TPHCM, cho biết bà theo một thực đơn chuẩn cho người ĐTĐ, bao gồm các thực phẩm cân đối về chất xơ và chất bột đường nhằm giúp đường huyết luôn ổn định sau ăn. “Sau khi chọn được những loại thực phẩm đúng theo yêu cầu, chúng tôi sẽ chia thành nhiều bữa nhỏ, ăn uống đúng giờ và uống sữa Glucerna SR có công thức dinh dưỡng hợp lý cho người ĐTĐ” – bà Cúc nói.

Với mong muốn giúp cộng đồng hiểu rõ hơn về bệnh ĐTĐ, mới đây, Hội Dinh dưỡng Việt Nam cùng nhãn hàng Glucerna SR (Abbott, Hoa Kỳ) đã cùng ký cam kết thực hiện chương trình “Giáo dục cộng đồng trong phòng ngừa và quản lý ĐTĐ” trong thời gian từ tháng 11-2011 đến tháng 11-2012. Mục tiêu của chương trình là khám và tư vấn cho 100.000 người ĐTĐ để hiểu rõ bệnh, từ đó biết cách kiểm soát bệnh nhằm phòng tránh biến chứng và sống vui, sống khỏe.

Phát biểu tại hội thảo, Tổng Thư ký Hội Dinh dưỡng Việt Nam, TS-BS Từ Ngữ, nhấn mạnh: “Người ĐTĐ nên sử dụng những thực phẩm có thành phần bột đường đặc biệt có cơ chế phóng thích đường chậm, phóng thích đường vào máu từ từ đồng thời có chỉ số đường huyết thấp nhằm giúp ổn định đường huyết sau ăn. Những thực phẩm đặc biệt cho người ĐTĐ có thể sử dụng như các bữa ăn dặm và thay cho bữa ăn chính cho bệnh nhân ĐTĐ để kiểm soát đường huyết, giảm thiểu nguy cơ biến chứng, cải thiện chất lượng sống cho người bệnh ĐTĐ”.

Sữa dành cho người ĐTĐ Glucerna SR (Abbott, Hoa Kỳ) – hiệu quả đã được kiểm chứng lâm sàng – giúp ổn định đường huyết 24 giờ, hỗ trợ đẩy lùi nguy cơ biến chứng do kiểm soát tốt HbA1C, kiểm soát tốt huyết áp, kiểm soát tốt mức lipid máu.

Glucerna SR (Abbott, Hoa Kỳ) cung cấp đầy đủ những dưỡng chất cần thiết tương tự một bữa ăn lý tưởng, giúp bình ổn đường huyết do công thức khoa học có các thành phần:

- Hệ thống đường phóng thích chậm (Fibersol): Làm chậm hấp thu glucose vào máu.

- Chất béo MUFA: Tốt cho tim mạch.

- Chỉ số đường huyết thấp (GI: 30): Ổn định đường huyết sau ăn.

- Thành phần dinh dưỡng đáp ứng theo khuyến cáo của quốc tế cho người ĐTĐ.

Bài và ảnh: Khánh Hà
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]