Thuốc phóng thích qua da - Hướng mới trong điều trị bệnh Alzheimer

Alzheimer là bệnh lý thoái hóa thần kinh phổ biến, người càng cao tuổi càng có nguy cơ mắc bệnh này.

0

Ảnh minh họa

Điều trị bệnh Alzheimer hiện nay vẫn chưa thể can thiệp làm thay đổi quá trình diễn tiến bệnh mà chủ yếu vẫn là điều trị triệu chứng. Trong đó, ức chế men cholinesterase được xem là nhóm thuốc giúp cải thiện rõ rệt tình trạng sa sút trí tuệ ở bệnh nhân. Tuy nhiên, khi dùng nhóm thuốc này qua đường uống, thực tế lâm sàng cho thấy vẫn còn nhiều thách thức như: thuốc có nhiều tác dụng ngoại ý, nhiều bệnh nhân khó dung nạp thuốc, đa phần bệnh nhân được dùng ở liều thấp hơn liều có hiệu quả và mức tuân thủ điều trị của bệnh nhân kém. Mặt khác, việc kiểm soát thuốc bằng đường uống gặp nhiều khó khăn vì đa phần bệnh nhân là người cao tuổi có nhiều bệnh cùng mắc nên phải dùng nhiều loại thuốc bằng đường uống.

Các vị trí trên cơ thể người bệnh là nơi có thể dán thuốc.

Để hạn chế những thách thức trên cho người bệnh, sau này, các nhà khoa học đã bào chế ra virvastigmine (một thuốc thuộc nhóm ức chế men cholinesterase) dạng phóng thích qua da có nhiều ưu điểm nổi trội và tiện ích hơn so với rivastigmine dạng thuốc viên truyền thống, điều trị Alzheimer thể bệnh từ nhẹ đến nặng vừa. Đây cũng là thuốc thuộc nhóm ức chế cholinesterase nhưng qua đường dùng mới khác với các thuốc khác thuộc nhóm này (đường uống) nhưng lại cho hiệu quả tương đương. Nghiên cứu được thực hiện bởi IDEAL (Investigation of transDermal Exelon in Alzheimer’s disease), là một nghiên cứu song song, ngẫu nhiên, có đối chứng, mù đôi, giả đôi được thực hiện trong 24 tuần trên 1.195 bệnh nhân Alzheimer 50 - 85 tuổi đến từ 21 quốc gia. Trong nghiên cứu này, bệnh nhân đã được phân nhóm ngẫu nhiên để nhận rivastigmine dạng phóng thích qua da ở liều 9.5 mg/24giờ và rivastigmine dạng uống 12mg/ngày. Kết quả nghiên cứu cho thấy liều thấp của dạng phóng thích qua da (9.5 mg/24 giờ) có hiệu quả tương đương với liều cao của dạng uống (12mg/ngày).

Miếng dán phóng thích rivastigmine qua da có thành phần gồm lớp ngoài cùng, chất nền acrylic chứa thuốc, chất nền silicone để dán và miếng bảo vệ trước khi dán. Thuốc được phân phối một cách đều đặn (không tạo đỉnh - đáy do đó không gây nhiều tác dụng phụ ở đỉnh và kém hiệu quả ở đáy) và liên tục suốt 24 giờ nhờ cơ chế khuếch tán qua da và thẩm thấu vào máu.

Do có đường dùng đặc biệt, rivastigmine dạng phóng thích qua da có nhiều ưu điểm hơn so với các thuốc khác trong cùng nhóm không chỉ với bệnh nhân mà còn với người chăm sóc. Vì thuốc không đi qua đường tiêu hóa, nên không bị ảnh hưởng bởi thức ăn, không cần dùng thuốc sau khi ăn. Điều này làm giảm các tác dụng ngoại ý, đặc biệt là trên đường tiêu hóa. Mặt khác, người bệnh dễ dàng tuân thủ điều trị, kiểm soát được liều dùng, và tạo sự thoải mái cho cả người bệnh lẫn người chăm sóc. Bệnh nhân chỉ cần dán mỗi ngày 1 lần vào vùng lưng, vùng trên ngực hoặc phần trên cánh tay. Dán vào vùng da sạch, không có lông và không có vết thương. Bệnh nhân có thể tham gia vào bất kỳ hoạt động nào với miếng dán trên người kể cả tắm rửa mà không sợ miếng dán bong ra. Người chăm sóc có thể dùng bút bi nét mảnh viết ngày lên miếng dán và kiểm soát được người bệnh đã dùng thuốc chưa, có quá liều hay không? Nếu người bệnh bị quên, dán hơn một miếng dán trong ngày thì người chăm sóc cũng dễ dàng phát hiện ra và xử trí được ngay bằng cách tháo bỏ miếng dán ra trong vòng 24 giờ.

Không chỉ với bệnh Alzheimer mà rivastigmine dạng phóng thích qua da cũng được chỉ định điều trị sa sút trí tuệ trong Parkinson từ nhẹ đến nặng vừa.

»
»

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]