Thường xuyên bị nóng mặt (bốc hỏa) là bệnh gì?

Có nhiều nguyên nhân làm nóng mặt nên bác sĩ thường hỏi kỹ bệnh nhân bị nóng mặt trong trường hợp như thế nào để xác định nguyên nhân và chữa bệnh.

31.2069

Có nhiều nguyên nhân

Theo Sức khỏe và đời sống, khi bị các cơn đỏ bừng mặt. Về lâu dài, các cơn đỏ bừng mặt có thể gây cho bạn chứng đỏ mặt (rosacea). Rosacea là một rối loạn dạng trứng cá mạn tính của nang lông tuyến bã vùng mặt đi kèm với sự phản ứng của mao mạch với nhiệt độ làm xuất hiện cơn đỏ bừng mặt và tiếp đó là giãn mao mạch.

Bệnh này trước kia gọi là trứng cá đỏ, nhưng không phải lúc nào cũng có kèm trứng cá. Đầu tiên có thể bị trứng cá về sau bị chứng đỏ mặt.

Bệnh thường xuất hiện ở lứa tuổi 30-50, nữ nhiều hơn nam. Cho đến nay nguyên nhân gây bệnh vẫn chưa rõ, nhưng người ta thấy một số yếu tố như: Có tiền sử có cơn đỏ bừng mặt, tăng lên khi có các kích thích nhiệt như khi ăn uống thức ăn đồ uống nóng, uống rượu bia; khi đi nắng, làm việc gần bếp lò…

Bệnh diễn biến thành từng đợt nặng dần theo sự thay đổi của thời tiết, chế độ ăn uống hoặc thay đổi nội tiết…, và giảm dần sau một đợt tiến triển.

Triệu chứng

Cũng theo Trí thức trẻ, nguyên nhân gây bệnh đỏ mặt chưa được xác định rõ. Bệnh có liên quan với cơ địa da dầu, rối loạn nội tiết, rối loạn miễn dịch, rối loạn vận mạch ở mặt, rối loạn tiêu hóa và hấp thu. Yếu tố tâm lý đóng vai trò làm bệnh nặng lên.

Về triệu chứng, bệnh tiến triển qua 4 giai đoạn:

- Giai đoạn các cơn đỏ bừng mặt: Cơn xuất hiện chủ yếu sau bữa ăn nhưng cũng có khi sau stress, sau khi ăn thức ăn cay nóng, uống rượu, thay đổi thời tiết. Vùng đỏ nhất là giữa mặt, kèm theo đỏ màng tiếp hợp và chảy nước mắt, có thể đỏ cả da đầu và hai tai.

(Ảnh minh họa)

- Giai đoạn đỏ da, giãn mao mạch lăn tăn: Người bệnh đỏ mặt thường xuyên, kèm theo giãn mao mạch lăn tăn ở má, mũi, đôi khi có phù nề lan tỏa vùng mũi, gò má.

- Giai đoạn đỏ mặt, sẩn mụn mủ: Trên nền da đỏ, mao mạch giãn lăn tăn, xuất hiện các sẩn viêm, đôi khi có mụn mủ vô khuẩn.

- Giai đoạn phù voi ở mặt (thường chỉ gặp ở nam giới): Trên mặt xuất hiện các mụn to, đỏ và sần sùi, đôi khi phát triển ra cằm, mi mắt, thậm chí cả tai.

Cần phải làm gì?

Theo thông tin trên trang thông tin điện tử Bệnh viện Hồng Ngọc, khi cảm thấy cơn nóng mặt sắp tới, bệnh nhân cần tìm một nơi thoáng mát, tĩnh để nằm nghỉ, đầu hơi thấp hơn chân (không gối), đặt một khăn tẩm nước mát lên mặt.Không cần uống thuốc gì, chỉ cần lấy thân nhiệt.

Cần tìm hiểu nguyên nhân và đưa tới bác sĩ ngay trong các trường hợp sau:

- Nếu bệnh nhân là trẻ em hay người già bị say nắng.

- Nếu bệnh nhân thấy người rất khó chịu, rất chóng mặt.

- Các trường hợp bị sốt cao thường có triệu chứng nóng mặt, mặt đỏ, người run và đổ mồ hôi.

- Người ra nhiều mồ hôi, khó thở vì dị ứng.

- Nếu bệnh nhân là phụ nữ ở thời kỳ tiền mãn kinh (trên 45 tuổi, có kinh nguyệt không đều hoặc vừa thôi không có kinh). Bác sĩ sẽ chú ý điều trì những rối loạn ở thời kỳ tiền mãn kinh.

- Nếu bệnh nhân là phụ nữ trẻ thì hiện tượng này thường dễ qua khỏi vì đây có thể là chứng rối loạn thần kinh nhẹ thường kèm theo cảm giác hồi hộp, lo sợ và chóng mặt.

Bác sĩ sẽ điều trị bệnh nhân theo hướng bệnh đã được xác định. Chỉ có ít trường hợp liên quan tới bệnh cường tuyến giáp hoặc có khối u trong ruột tiết dịch quá nhiều.

Tham khảo thuốc: Vitamin B9

Bổ sung acid folic có thể có ích cho những người nghiện rượu vì ở họ có khuynh hướng bị cạn kiệt nguồn vitamin này.

Tú Liên

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]