Trẻ bị đổ mồ hôi trộm phải làm sao?

Nhiều bà mẹ có con bị mồ hôi trộm thường không mấy quan tâm, cho rằng đó là chuyện bình thường, không nguy hiểm. Nhưng tác hại do chứng mồ hôi trộm gây ra thì không mấy ai được biết.

31.1999

Nguyên nhân chính dẫn đến việc tiết mồ hôi trộm

Bệnh ra nhiều mồ hôi (còn gọi là mồ hôi trộm) là chứng bệnh phổ biến ở trẻ em, cá biệt ở cả người lớn. Đa số trẻ em thường ra mồ hôi trộm ở đầu, ở lưng khi đang ngủ, nhiều khi ra đầm đìa ngay cả khi đang ngồi yên.

Ở người lớn thì mồ hôi trộm còn ra ở các bộ phận khác trên cơ thể như tay, chân, nách… Triệu chứng này là do bị mồ hôi trộm từ bé, không chữa trị nên để lâu thành mãn tính. Vấn đề thật đáng lo ngại.

Nguyên nhân chính thường xuyên dẫn đến đổ mồ hôi trộm là do thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh. Nếu trẻ hay quấy khóc, ngủ không yên giấc, hay giật mình thì đây chính là triệu chứng của bệnh. Để nhận biết và phát hiện sớm bệnh, các bậc cha mẹ cần nên lưu ý khi trẻ ngủ có ra nhiều mồ hôi hay không hoặc khi thời tiết lạnh bé ra mồ hôi ở trán nhiều hay ít?

Do triệu chứng giữa bệnh đổ mồ hôi trộm sinh lí và bệnh lí khác nhau nên các bậc cha mẹ nên tìm hiểu kĩ để phân biệt rõ ràng từ đó tìm hướng khắc phục.

Nguyên nhân chính thường xuyên dẫn đến đổ mồ hôi trộm là do thiếu vitamin D trong giai đoạn mới sinh (Ảnh minh họa)

Phân biệt mồ hôi trộm sinh lý và bệnh lý ở trẻ

Mồ hôi trộm sinh lý: Do sự trao đổi chất ở trẻ nhỏ diễn ra mạnh hơn người lớn, đặc biệt khi trẻ nô đùa quá hưng phấn và kích thích thì mồ hôi trộm sẽ tiết ra nhiều hơn nhầm mục đích tỏa nhiệt giúp cơ thể điều hòa nhiệt độ.

Thông thường ở vị trí đầu và cổ, sẽ diễn ra quá trình tiết mồ hôi nhiều hơn hẵn các vùng khác. Chỉ khoảng sau 30 phút bé ngủ, tuyến mồ hôi bắt đầu hoạt động và kéo dài khoảng 60 phút là chấm dứt.

Tuyến mồ hôi cũng có thể bị kích thích hoạt động mạnh hơn khi trong giấc ngủ bé gặp điều sợ hãi. Vì vậy trong khoảng thời gian đó các mẹ nhớ để ý đến con hơn , tránh việc bé quá lo lắng và căng thẳng khi ngủ. Đối với những bé tinh nghịch , thường no đùa nhiều vào ban ngày thì việc ra mồ hôi trộm vào ban đêm chỉ là điều bình thường không có gì đáng lo ngại.

Bên cạnh đó vì thân nhiệt của trẻ tương đối khác so với người trưởng thành, bạn nên tránh trường hợp đắp chăn quá dày cho bé khi ngủ, vì điều này dĩ nhiên làm trẻ bí hơi không có chỗ thông gió, khiến trẻ thấy ngột ngạt, khó chịu và thường toát mồ hôi.

Để khắc phục bạn chỉ cần thông thoáng chỗ trẻ ngủ, không nên quá lo lắng vì đây chỉ là triệu chứng sinh lí bình thường và không gây ảnh hưởng đáng ngại đối với sức khỏe của trẻ.

Mồ hôi trộm bệnh lý: Nếu con bạn đang có triệu chứng mắc bệnh còi xương hoặc lao sơ nhiễm, bên cạnh đó quá trình tiết mồ hôi trộm diễn ra liên tục và quá nhiều. Thì có thể cháu đang mắc phải bệnh lí rất nguy hiểm.

Đặc biệt khi đang cho trẻ bú hoặc sau khi ngủ, mồ hôi tăng tiết nhiều nhưng không phải do ảnh hưởng của thời tiết. Đồng thời có những biểu hiện khác của còi xương như thóp chậm liền, đầu xương to, ngực nhô mình gà, chân vòng kiềng hoặc có biểu hiện của lao sơ nhiễm (ho kéo dài, ăn uống kém, X-quang phổi có tổn thương lao sơ nhiễm).

Tình trạng bệnh này sẽ khiến cơ thể bé sẽ dễ bị cảm lạnh do lỗ chân lông mở rộng khi quá trình tiết mồ hôi diễn ra quá nhiều và liên tục. Nếu không cung cấp cho cơ thể đủ lượng nước và muối mất đi trong quá trình ra mồ hôi sẽ khiến trẻ yếu dần, người mệt hơn.

Ngoài ra, trẻ cũng có nguy cơ mắc phải những căn bệnh nguy hiểm hơn như viêm đường hô hấp ,viêm họng, viêm phổi, viêm phế quản... Nếu hiện tượng này không có dấu hiệu khuyên giảm và chữa trị kịp thời , bé có thể bị suy kiệt nặng.

Không chỉ vậy, đối với những cháu nhỏ không được bổ sung đầy đủ canxi (kèm theo biểu hiện chậm mọc răng, hay những bé mắc một số chứng bệnh về tim mạch bẩm sinh (bé bú kém, chậm tăng cân, dễ mệt mỏi),nghiêm trọng hơn là những trẻ bị rối loạn thần kinh cảm giác… thì mồ hôi trộm bệnh lí sẽ diễn ra với mức độ nguy hại cao hơn.

Do đổ mồ hôi trộm bệnh lí là một căn bệnh ảnh hưởng cao đến sức khỏe của bé nên các bậc phụ huynh nên lưu ý và tìm hướng khắc phục bệnh nhanh chóng, tránh để bệnh phát triển, kéo dài.

Trẻ ra mồ hôi trộm có hại gì không?

Nhiều bà mẹ có con bị mồ hôi trộm thường không mấy quan tâm, cho rằng đó là chuyện bình thường, hay cũng không mấy nguy hiểm. Thế nhưng tác hại do chứng mồ hôi trộm gây ra thì không mấy ai được biết.

Khi bé bị ra mồ hôi nhiều, cơ thể sẽ mất đi một lượng lớn nước và muối. Nhất là khi ngủ, thân nhiệt bé đang thấp, mồ hôi đổ ra càng làm thân nhiệt giảm mạnh, lỗ chân lông mở rộng là những nguyên nhân làm cho cơ thể bé dễ bị ngấm lạnh, phổ biến thường thấy là các chứng bệnh về hô hấp như viêm họng, viêm phổi, bé thường hay bị cảm, ho, sổ mũi.

Và những bé bị bệnh ra mồ hôi trộm thường ngủ không yên giấc, hay bị giật mình, quấy khóc và không tăng cân, chậm lớn. Như trên đã đề cập, các bé bị mồ hôi trộm lâu ngày, không chữa trị kịp thời về lâu dài sẽ mắc căn bệnh mãn tính, rất khổ sở khi trưởng thành. Có nhiều trường hợp phải sống chung với căn bệnh ra nhiều mồ hôi cả cuộc đời.

Có nhiều trường hợp phải sống chung với căn bệnh ra nhiều mồ hôi cả cuộc đời (Ảnh minh họa)

Phương pháp phòng ngừa và chữa trị

Do ảnh hưởng của mồ hôi trộm tương đối cao, nên các bậc cha mẹ nên cần nên quan tâm và chăm sóc trẻ chu đáo mỗi khi có dấu hiệu bệnh. Dưới đây là một số biện pháp đặc trưng trong việc phòng và chữa bệnh:

Bổ sung đầy đủ vitamin D: Các mẹ có thể mua những viên thuốc bổ sung đầy đủ các chất dinh dưỡng đặc biệt là vitamin D, dưới sự hướng dẫn và kê đơn của các bác sĩ. Hay đơn giản hơn là tận dụng ánh nắng mặt trời vào ban sớm.Hãy để cho da của trẻ tiếp xúc với ánh nắng càng nhiều càng tốt. Nhưng nên lưu ý bắt buộc không cho mắt trẻ tiếp xúc thẳng với ánh sáng mặt trời.

Vệ sinh trẻ sạch sẽ, gọn gàng: Cố gắng giữ cho bé luôn trông thoáng mát và sạch sẽ bên cạnh đó tạo một không gian chơi đùa, ăn , ngủ rộng rãi, thông thoáng.

Khi bé đang tiết mồ hôi, đừng vội đưa bé đi tắm mà nên dùng khăn mềm lau mồ hôi, nhất là với những bé thường đổ mồ hôi trộm vùng đầu, lưng.Bởi điều đó không chỉ giúp trẻ không bị cảm lạnh mà còn xe nhỏ lổ chân lông đẩy lùi hiện tượng mồ hôi bị hấp thụ ngược lại trong cơ thể.

Bên cạnh đó chúng ta nên cung cấp cho trẻ một chế độ dinh dưỡng hợp lí với đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cơ thể. Trách tình trạng cho bé bỏ bữa hoặc ăn dồn vào buổi sau đó. Đặc biệt hơn cả là phải thường xuyên đưa bé đi khám định kì để có thể phòng ngừa bệnh kịp thời. Nếu có triệu chứng phát bệnh, ngay lập tức tìm đến bác sĩ để được kiểm tra và chữa trị.

Theo Song Ngư - Gia đình Việt Nam

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]