Trẻ bị tự kỷ và những điều mẹ cần biết

(Webphunu.net) - Số trẻ được phát hiện mắc tự kỷ ngày càng gia tăng, khiến rất nhiều bậc cha mẹ cảm thấy lo lắng và sợ hãi.

31.2014
Trẻ tự kỷ là hiện tượng rối loạn về tương tác xã hội, rối loạn về giao tiếp và có hành vi lặp đi lặp lại. Trẻ mắc bệnh tự kỷ đa phần chậm nói (2- 3 tuổi vẫn chưa biết nói), hay nói lặp, cách hiểu đơn giản, thiếu quan hệ tiếp xúc về mặt tình cảm với người khác, không bao giờ nhìn thẳng vào người đối diện. Những trẻ này thường say mê một vật gì đó quá đáng, lúc nào cũng giữ và ôm khư khư trong tay. Chúng rất thích sắp xếp đồ vật theo thứ tự, ngăn nắp một cách kỳ lạ và có biểu hiện hung hăng khi thứ tự đó bị xáo trộn.
 

Nguyên nhân dẫn đến chứng tự kỉ ở trẻ

 
- Di truyền: Theo các nghiên cứu y học cho thấy 90% trẻ mắc bệnh tự kỉ là do di truyền, vì thế trong gia đình có người mắc bệnh tự kỉ thì on cháu họ sẽ có nguy cơ cao mắc bệnh tự kỉ.
 
- Trong quá trình mang thai người mẹ mắc bệnh cúm, sởi … điều này ảnh hưởng tới sự phát triển của trẻ, không những có nguy cơ cao khiến thai nhi bị dị dạng mà còn khiến trẻ có nguy cơ mắc bệnh tự kỉ.


Trong quá trình mang thai mà sức khỏe của mẹ không tốt cũng có thể khiến trẻ mắc bệnh tự kỷ
 
- Đái tháo đường: các nghiên cứu tổng hợp đã chứng minh rằng, những người mẹ mắc bệnh đái tháo đường khi mang thai sẽ tăng gấp đôi nguy cơ mắc bệnh tự kỉ.
 
- Những bà bầu sử dụng thuốc không theo chỉ định của bác sĩ, như thuốc an thần, axit valproic hoặc thuốc điều trị dạ dày, tá tràng, viêm khớp…đều khiến thai nhi dễ mắc bệnh tự kỉ sau khi trào đời.
 
- Thuốc trừ sâu: Năm 2007 các nhà nghiên cứu khoa sức khỏe cộng đồng California cho biết phụ nữ trong 8 tuần đầu thời kì mang thai sống gần nơi ruộng đồng nông trại có phun nhiều thuốc trừ sâu, thuốc diệt cỏ sâu bọ … thì có nguy cơ mắc bệnh tư kỉ cao hơn những nơi có môi trường trong lành, sạch sẽ.
 
- Gặp vấn đề về tuyến giáp: Vấn đề về tuyến giáp là do sự thiếu hụt tyroxin của người mẹ trong tuần 8 – 12 của kỳ thai nghén được công nhận là sản sinh ra những thay đổi trong não thai nhi dẫn tới tự kỷ.
 
- Có các cuộc nghiên cứu gần đây cho biết, thai phụ bị căng thẳng, mệt mỏi, stress, u buồn … thì trẻ sinh ra dễ bị bệnh tự kỉ.
 
- Nhiều chứng minh cho thấy trẻ bị thiếu sự quan tâm của cha mẹ, hay bị có cảm giác cô đơn, hoặc hay nghe nhạc vàng buồn u sầu ảo não thì dễ bị mắc bệnh tự kỉ.
 

Những dấu hiệu giúp phát hiện bệnh sớm



Mẹ có thể phát hiện tình trạng bệnh của bé ngay từ khi bé mới được vài tháng tuổi
 
- Nếu cha mẹ chú ý có thể phát hiện bệnh khi trẻ mới ở tháng đầu sau khi sinh. Đối với những đứa trẻ bình thường, chúng có thể nghe và ngửi được mùi của mẹ, khi được mẹ ôm vào lòng sẽ có biểu hiện khoan khoái dễ chịu nhưng trẻ tự kỷ thì không tiếp nhận được bằng các giác quan.
 
- Thường thì trẻ 3 tháng có thể tự ngóc đầu được nhưng trẻ tự kỷ không thể làm như vậy, khi được bồng bế cơ thể như đờ ra.
 
- Lúc 6 tháng tuổi, trẻ tự kỷ sẽ có biểu hiện quá ngoan hoặc quá hung hăng, không cười, nhìn xa xôi, không bám lấy mẹ (ai bế cũng được), không biết cách ôm ấp lại mẹ, không biết phát âm những tiếng đơn giản như a, à, ba... Trẻ bình thường ở độ tuổi này rất thích đồ chơi nhưng trẻ mắc bệnh tự kỷ lại không chú ý đến.
 
- Khi được 1 tuổi, trẻ tự kỷ vẫn không tiếp xúc bằng mắt, không biết bắt chước, thờ ơ với tiếng động.
 
- Lên 2 tuổi, trẻ có những vận động bất thường như đi bằng đầu ngón chân, ngồi hay lắc người, vặn xoắn tay chân... Ngôn ngữ lặp lại, tiếp xúc kém, tình cảm nghèo nàn, vệ sinh chưa tự chủ...
 

Phát hiện và điều trị trước 2 tuổi, 80% trẻ khỏi bệnh



Càng phát hiện sớm càng dễ chữa bệnh tự kỷ cho trẻ
 
Số trẻ được phát hiện mắc tự kỷ ngày càng gia tăng, sự khó khăn trong phục hồi khiến nhiều người tin chắc rằng “tự kỷ không thể chữa được”. Họ sợ tự kỷ như sợ bệnh nan y. Thực tế, nếu được can thiệp sớm trước 2 tuổi, cơ hội phát triển bình thường của trẻ lên đến 80%. Sau 2 tuổi hiệu quả can thiệp chỉ còn 50% và giảm dần khi phát hiện bệnh muộn hơn nữa. Tuy nhiên, đa số trẻ bị bệnh được phát hiện muộn, sau 3 tuổi chính vì thế bệnh thường khó được chữa khỏi và để lại di chứng nặng nề cho cả trẻ và bố mẹ có con tự kỷ.
 
Để tránh cho trẻ nguy cơ mắc bệnh tự kỷ, BS. Phạm Ngọc Thanh - Trưởng đơn vị tâm lý, BV Nhi Đồng 1 TP.HCM khuyên các bà mẹ sớm tìm hiểu, học hỏi cách chơi và giao tiếp với con. Thai nhi 6 tháng đã có năng lực nhìn, nghe, vì vậy sau khi siêu âm xác định thai trai hay gái, bố mẹ nên đặt tên để gọi tên và nói chuyện với con trong thời gian này. Sau khi trẻ ra đời, cha mẹ nên tìm cách chơi, trò chuyện với trẻ để giúp trẻ phát triển năng lực.
 

Cha mẹ cần chăm sóc tốt hơn cho trẻ tự kỷ

 
Trước hết cha mẹ phải tin rằng tự kỷ hoàn toàn có thể khắc phục, nhiều thiên tài, người nổi tiếng như: Albert Einstein, Isaac Newton, George Washington… cũng từng bị tự kỷ. Và nên chú ý tới ba yếu tố sau:


Hãy chú ý và chăm sóc chu đáo hơn cho trẻ tự kỷ
 
- Xem xét lại chế độ ăn uống: Thực phẩm gây dị ứng và có gluten sẽ ảnh hưởng tới hệ thống thần kinh khiến trẻ gia tăng những hành vi lệch chuẩn. Vì vậy với trẻ tự kỷ, bạn nên hạn chế tối đa thực phẩm có chứa gluten (lúa mì, mạch và chế phẩm từ chúng; các sản phẩm nhuộm màu).
 
- Môi trường phù hợp: Vì bộ não không thể xử lý chính xác những thông tin thu nhận được, nên trẻ tự kỷ có biểu hiện khác thường. Ví dụ, với trẻ tự kỷ có thính giác quá nhạy cảm, nếu ở chỗ đông người sẽ thường la hết ầm ĩ. Vì vậy, bạn hãy tránh cho con những môi trường đã từng khiến trẻ có những biểu hiện bất thường.
 
- Tận dụng khả năng tư duy hình ảnh: Trẻ tự kỷ tư duy bằng hình ảnh rất tốt, chúng cảm nhận được đồ vật hoặc sự vật khi học về nó. Trong khi đó, trẻ khó tiếp nhận hay hình dung những khái niệm trừu tượng. Vì vậy khi bạn dạy con, bạn hãy chuyển những khái niệm đó thành những đồ vật có thể sờ, nắm, tiếp xúc được.
Lam Anh (Tổng hợp)


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]