Trẻ dễ viêm phổi nếu dùng phấn rôm không đúng cách!

Thói quen dùng phấn không đúng có thể gây nguy hiểm khi trẻ hít phải hoặc do bôi phấn lên những vùng da nhạy cảm.

15.6
Theo báo cáo của các trung tâm kiểm soát độc chất các nước vừa công bố, phấn rôm tiềm ẩn những nguy hại đối với sức khoẻ của trẻ khó lường mà ít người biết đến. Phấn rôm còn gọi là phấn thơm, phấn trẻ em, thường được các bậc phụ huynh dùng xoa ngoài da mỗi ngày cho trẻ nhỏ, với mong muốn da trẻ sạch và thơm, không bị rôm sảy hay mẩn ngứa do tã lót.
 
Những ngộ nhận về phấn rôm

Phấn rôm là loại bột màu trắng có nhiều công thức hoá học khác nhau nhưng thành phần chính là bột talc. Bột talc được sử dụng nhiều trong công nghiệp để làm ra các sản phẩm như: thức ăn cho vật nuôi, dây cáp, đèn cầy, gạch men, kẹo cao su, mỹ phẩm và dùng trong một số loại thuốc viên nhưng không gây phản ứng phụ hay ngộ độc.
 
 
Người ta thường cho rằng, trong phấn rôm có chứa rất nhiều những thành phần có khả năng hút ẩm. Tuy nhiên, khả năng thấm hút của phấn rôm rất thấp so với tã, lại có thể gây nên những kích ứng cho da của bé. Ưu điểm khác của phấn rôm là có mùi thơm dễ chịu nhưng mùi hương và tác dụng chống ma sát cũng chỉ tồn tại trong thời gian ngắn.
 
Cách sử dụng phấn rôm an toàn

Chọn sản phẩm không chứa chất gây hại, còn hạn sử dụng. Đổ phấn ra tay, sau đó thoa nhẹ nhàng lên da trẻ, không thoa lên mặt, mắt, tránh vùng âm hộâm đạo của trẻ gái. Không thoa lên vùng da bị hăm, tổn thương. Tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có gió. Không cho trẻ cầm chơi phấn rôm. Cất giữ trong tủ kệ cao, để trẻ không thể nghịch lấy.
Những thành phần khác có trong phấn rôm là muối canxi và kẽm, chất béo và dầu thơm. Ngoài ra, người ta còn dùng bột bắp thay cho bột talc. Tất cả những chất này khi hít vào phổi đều gây viêm phổi. Thói quen dùng phấn không đúng có thể gây nguy hiểm khi trẻ hít phải hoặc do bôi phấn lên những vùng da nhạy cảm. Ngộ độc do hít phấn rôm xảy ra do sử dụng thường xuyên không đúng cách hoặc do trẻ lấy chơi nghịch và hít phải.
 
Không có thuốc giải độc đặc hiệu

Phấn rôm không tan trong nước và không bị phân huỷ bởi vi khuẩn. Do đó nếu để tích tụ trong phổi, sẽ làm tắc nghẽn đường thở ở nhiều mức độ, gây thiếu oxy.

Tuy dược động học của các loại phấn cho đến nay chưa được làm sáng tỏ nhưng hít phải phấn rôm chính là thủ phạm khiến cho phổi của trẻ bị sưng, viêm. Ngộ độc cấp do hít phải phấn rôm gây ho, khó thở, thở nhanh, hắt hơi, sổ mũi, nôn ói, tím tái và phù phổi. Biểu hiện lâm sàng thường nặng theo thời gian. Viêm phế quản, viêm tiểu phế quản, xẹp phổi, tràn khí màng phổi và tắc nghẽn tiểu phế quản có thể xảy ra. Hít phải phấn rôm bôi da lâu ngày còn gây “bệnh bụi phổi” do thành phần bột talc, silica và amiang tích đọng trong phổi, xơ hoá mô kẽ và tạo các u hạt.
 
Đối với trường hợp hít phải lượng lớn mà không biểu hiện triệu chứng thì cũng phải bắt đầu điều trị ngay để ngăn chặn biến chứng. Các biện pháp loại thải độc chất thông thường không có tác dụng đối với ngộ độc do hít phải phấn rôm. Bệnh không có thuốc giải độc đặc hiệu, chỉ có thể chữa trị triệu chứng. Những trường hợp ngộ độc do phấn rôm cần theo dõi lâu dài di chứng tắc nghẽn về sau.
 
Cách sử dụng phấn rôm an toàn

Chọn sản phẩm không chứa chất gây hại, còn hạn sử dụng. Đổ phấn ra tay, sau đó thoa nhẹ nhàng lên da trẻ, không thoa lên mặt, mắt, tránh vùng âm hộ – âm đạo của trẻ gái. Không thoa lên vùng da bị hăm, tổn thương. Tránh bôi phấn cho trẻ ở nơi có gió. Không cho trẻ cầm chơi phấn rôm. Cất giữ trong tủ kệ cao, để trẻ không thể nghịch lấy.
 
TheoSGTT
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]