Trẻ em không nên dùng miếng dán chống nôn

Miếng dán cũng là thuốc, dùng để dán lên da hiện nay không chỉ cho tác dụng tại chỗ mà còn có loại mới cho tác dụng toàn thân.

15.5921

Miếng dán cũng là thuốc

Theo Sài Gòn tiếp thị, dạng thuốc là miếng băng dán (cao dán) dùng để dán lên da hiện nay không chỉ cho tác dụng tại chỗ (như cao dán Salonpas, chỉ cho tác dụng giảm đau khu trú ở vùng dán) mà còn có loại mới cho tác dụng toàn thân (dán nhưng cho tác dụng không khác uống thuốc). Dạng thuốc cho tác dụng toàn thân này còn được gọi là băng dán xuyên da.

(Ảnh minh họa)

Để chống nôn ói khi đi tàu xe, thay vì uống thuốc, ta có thể dán dạng thuốc băng dán xuyên da chứa dược chất scopolamin. Khi dán lên da khô sau tai (dán ít nhất bốn giờ trước khi lên tàu xe để có đủ thời gian cho thuốc thấm qua da vào máu), thuốc sẽ thấm dần xuyên da qua máu với lượng đủ scopolamin có tác dụng chống co thắt, giảm sự kích thích đưa đến hoá giải buồn nôn và nôn do say tàu xe.

Dạng băng dán xuyên da này khá tiện lợi, vì duy trì được sự cung cấp liên tục thuốc trong thời gian dài, nếu cần có thể ngưng sự điều trị bằng cách bóc miếng dán ra khỏi da.

Không phải ai cũng dùng được

Vì mang tính chất như dược phẩm nên dạng thuốc băng dán xuyên da có thể cho tác dụng phụ giống như dạng thuốc uống hay tiêm. Cụ thể, băng dán xuyên da chống nôn chứa scopolamin, bên cạnh tác dụng chống co thắt, chống nôn cũng đồng thời có thể gây tác dụng phụ gọi là “liệt đối giao cảm” (có tác động đến hệ thần kinh) làm khô miệng, táo bón, nhức đầu, lơ mơ, ói mửa, rối loạn điều tiết mắt (làm mắt nhìn mờ, hoa mắt)…

Trẻ em không nên dùng miếng dán chống nôn

Chia sẻ trên Phụ nữ Online, BS Nguyễn Công Viên - Phòng khám Quốc tế Alain Carpentier CMI (TP.HCM) hướng dẫn: “Cho trẻ dùng si rô chống say xe trước khi lên đường nửa tiếng. Bé sẽ thấy dễ chịu, không say xe, không quấy khóc, cũng không nôn ói. Liều lượng dùng tùy theo tuổi và nên theo hướng dẫn của bác sĩ”.

Theo hướng dẫn của TS Nguyễn Hữu Đức - Đại học Y dược TP.HCM: Không dùng cho bé dưới tám tuổi. Trên tám tuổi, dán nửa miếng. Thời gian ngấm thuốc vào tĩnh mạch từ bốn-sáu tiếng, vì vậy nếu sáng khởi hành thì phải dán sau tai từ buổi tối.

Thuốc có tác dụng phụ: khô miệng, bí tiểu, nhìn mờ… Nếu thấy có tác dụng phụ, cần gỡ ngay băng dán sau tai. Nên đọc kỹ hướng dẫn sử dụng để không bị ngộ độc thuốc. Thực tế đã có trường hợp ngộ độc do cha mẹ dán đến hai miếng cho bé, phải đi cấp cứu vì bé la hét, co giật…

Phòng tránh say xe không dùng thuốc

Ngay từ lần đầu đi xe, nên cho bé ngồi chỗ thoáng mát, đầu tựa nơi cố định, đắp khăn mát lên trán, không ăn uống quá no để tránh nôn ói. Không cho bé đọc truyện, chơi game vì sẽ gây khó chịu, nhức đầu, nhức mắt, nôn ói…

Giúp bé tránh say xe bằng cách dỗ cho bé ngủ. Tập cho ăn các loại trái cây có mùi dễ chịu như quýt, cam… Cho bé chơi và ngửi vỏ quýt cũng là cách giảm triệu chứng say xe hiệu quả. Làm mứt gừng, các loại ô mai có gừng cho bé ăn cũng là cách “đề kháng” căn bệnh khó chịu này…

Tham khảo thuốc: Oresol New

Phòng và điều trị mất nước và chất điện giải trong tiêu chảy cấp từ nhẹ đến vừa.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]