Theo PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng, Trưởng khoa Nhi, Bệnh viện Bạch Mai, không nên dùng miếng dán
hạ sốt cho trẻ em. Bởi vì tác dụng hạ nhiệt không có. Bên cạnh đó, khi dùng miếng dán che bít kín cả vùng da ở trán trong vòng từ 6 - 8 tiếng đồng hồ có thể khiến vùng da bị mẩn ngứa, mà đáng nhẽ vùng da đó luôn luôn phải được thông thoáng.
Hiện chưa tìm thấy một công trình nghiên cứu khoa học có giá trị nào chứng minh được miếng dán hạ sốt có thể thay được thuốc trong điều
trị sốt ở trẻ em.
Đừng nên nghĩ rằng miếng dán hạ sốt không phải là thuốc nên tuyệt đối an toàn, có thể tránh được các
tác dụng phụ do dùng thuốc gây ra. Một số trẻ có thể bị
dị ứng bởi các thành phần trong miếng dán. Thành phần menthol (bạc hà) có tính kích ứng mạnh, đôi khi có thể làm ảnh hưởng đến chức năng hô hấp ở trẻ sơ sinh.
Ngoài ra, còn nhiều quan niệm
sai lầm trong chăm sóc con ốm của các bà mẹ có thể gây ra những hậu quả không lường trước được như việc tuỳ tiện dùng
kháng sinh.
Theo PGS. TS. Nguyễn Tiến Dũng khẳng định đầu tiên là việc dùng thuốc như vậy không giúp trẻ khỏi bệnh. Nếu có khỏi thì trẻ có thể bị
tai biến của thuốc. Tai biến dễ gặp nhất, đáng sợ nhất chính là tai biến dị ứng. Dị ứng nhẹ nhất ở trẻ là những nổi ban ngoài da, nặng hơn là khó thở,
nguy hiểm đến
tính mạng.
Cuộc sống hiện đại, tình trạng tự làm
bác sĩ của các bà mẹ lại ngày càng phổ biến. Họ lý giải vì đưa con đi khám thấy bác sĩ nghe nghe, nhòm vào miệng con thế là xong, kê đơn cũng chẳng có gì đặc biệt, sốt vi rút thì không dùng kháng sinh mà nhiễm khuẩn thì kê các loại kháng sinh thông thường, nên lần sau họ tự làm bác sĩ. Chính cách làm sai lầm này khiến những bệnh thông thường biến chứng thành những bệnh nguy hiểm, điều trị tốn kém, lâu dài, thậm chí nguy hiểm đến tính mạng của trẻ.