Triệu chứng sởi ở người lớn như thế nào?

Người lớn thường chủ quan với bệnh sởi và nghĩ rằng mình không bao giờ nhiễm sởi, tuy nhiên các chuyên gia cảnh báo sởi ở người lớn cũng rất nguy hiểm nếu không phát hiện kịp thời.

15.5687
PGS.TS Phạm Nhật An - Phó Giám đốc BV Nhi Trung ương cho biết người lớn thường chủ quan với dịch sởi. Hơn nữa, nhiều người không có miễn dịch của sởi. Có nhiều bà mẹ chăm con bị sởi được vài ngày con chưa khỏi thì mẹ đã nhiễm sởi.

BS Nguyễn Trung Cấp - BV Nhiệt đới Trung ương cho biết nhiều năm trước, bệnh viện đã ghi nhận có trường hợp bị sởi sau đó vi rút sởi tấn công lên não gây viêm màng não. Khác với trẻ em, ở người lớn, nguy hiểm nhất là biến chứng do não viêm, gây rối loạn trung khu tuần hoàn đường hô hấp làm bệnh nhân có thể tử vong.

Bệnh nhân trị sởi ở khoa Truyền nhiễm BV Bạch Mai

Phụ nữ khi mang thai cũng có nguy cơ mắc sởi nếu tiếp xúc với nguồn bệnh. Vi rút sởi gây biến
Người lớn rất ít khi nhiễm sởi bởi thường đã nhiễm từ lúc nhỏ và miễn dịch sau đó. Nếu đã bị sởi một lần thì cả đời không lo bị sởi.
Tuy nhiên, nhiều người hay nhầm sởi với sốt phát ban thông thường.

chứng sảy thai, sinh non hoặc sinh con nhẹ cân, thậm chí dị tật. Vi rút sởi lây qua dịch của miệng, mắt mũi. Chỉ cần người bệnh hắt hơi là bệnh có thể dính sang tay chân, quần áo và thâm nhập đường hô hấp của người khác.
 
Phụ nữ mang thai không thể tiêm phòng sởi dù hiện nay không có bằng chứng về tỷ lệ bất thường bẩm sinh ở trẻ sinh ra. Ở phụ nữ mang thai, khi ra đường nên đeo khẩu trang, rửa tay thường xuyên, sát trùng mũi họng, ăn uống đủ chất để tăng sức đề kháng. Đồng thời, nên giữ cho môi trường sống thoáng khí, sạch sẽ.

Biểu hiện của bệnh sởi ở người lớn giống như ở trẻ em:

1. Sốt

2. Ho khan

3. Chảy nước mũi

4. Mắt đỏ

5. Không chịu được ánh sáng

6. Những nốt nhỏ xíu với trung tâm màu xanh trắng xuất hiện bên trong miệng nơi gò má. Những nốt này có tên là đốm Koplik

7. Người mọc ra những đốm đỏ lớn, phẳng, chập vào nhau.


AloBacsi.vn
Theo Infonet
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]