Ung thư phổi giai đoạn 3, làm thế nào để kéo dài sự sống?

Em đang rất lo về tình hình bệnh của mẹ. Không biết sau các đợt hóa trị thì mẹ sẽ sống được bao lâu?

15.5836
Chào chương trình, Em tên Linh, xin cho em hỏi về tình trạng bệnh của mẹ em. Mẹ em đang bị ung thư phổi giai đoạn IIIB, đang hóa trị đợt 5 ở Bệnh viện Phạm Ngọc Thạch TPHCM. Em đang rất lo về tình hình bệnh của mẹ. Không biết sau các đợt hóa trị thì mẹ sẽ sống được bao lâu? Em đang rất buồn và lo lắng nên gửi mail hỏi chương trình các vấn đề sau: 1. Cách điều trị nào tốt nhất cho mẹ em hiện nay (ngoài hóa trị) 2. Cách chăm sóc và dinh dưỡng thế nào? 3. Những loại thuốc nào điều trị hiệu quả? 4. Làm sao để kéo dài cuộc sống? Em rất mong hồi âm của chương trinh. Em xin chân thành cảm ơn.

  

Chào bạn Linh,

 

Ung thư phổi có 4 giai đoạn, rất tiếc rằng mẹ bạn giai đoạn 3B là giai đoạn trễ rồi.

 

Điều trị ung thư phổi tùy vào từng giai đoạn phát triển của bệnh mà bác sĩ xác định mục tiêu của việc điều trị để kéo dài sự sống hoặc kiểm soát triệu chứng nhằm cải thiện chất lượng cuộc sống.

 

Phương thức chữa trị có thể được tiến hành đơn lập hoặc kết hợp. Ung thư phổi giai đoạn 3B có thể điều trị bằng hóa trị hoặc hóa xạ trị.

 

Hiện nay, ung thư phổi có nhiều phương pháp điều trị mới bao gồm đưa chất đồng vị phóng xạ vào phế quản, điều trị bằng laser, các thuốc hóa chất mới, những nghiên cứu sinh học phân tử đang được tiến hành và đã thu được một số kết quả. Bạn nên tham khảo trực tiếp ý kiến bác sĩ điều trị.

 

Về tiên lượng, khoảng 57 – 65% bệnh nhân giai đoạn I sống được trên 5 năm, khoảng 38 – 55% bệnh nhân giai đoạn II sống được trên 5 năm, giai đoạn III, IV thời gian sống thêm trung bình chỉ đạt được 8 – 11 tháng.

 

Bên cạnh việc dùng thuốc, mẹ bạn cần có một chế độ dinh dưỡng thích hợp, nghỉ ngơi, giữ cho tinh thần lạc quan mới hy vọng kéo dài cuộc sống hơn.  

 

- Ăn những thức ăn giàu dinh dưỡng với lượng calori hạn chế.

 

- Ăn nhiều loại trái cây, rau củ, ngũ cốc, giàu chất xơ và các sản phẩm bơ sữa ít chất béo mỗi ngày.

 

- Ít ăn chất béo và tránh axít béo, giảm ăn mặn.

 

- Chọn nhiều thực phẩm chứa nhiều kali (như chuối, rau bina và khoai tây).

 

- Giữ cho thực phẩm an toàn khi chế biến, dự trữ và ăn uống.

 

Nếu mẹ bạn chán ăn thì cần cho bác uống thêm thêm thuốc bổ chứa các vitamin B, C… hay bổ sung dinh dưỡng bằng đường truyền tĩnh mạch theo chỉ định của bác sĩ.

 

Bạn hãy động viên để tinh thần bác lạc quan hơn nhé!

 
BS Chuyên khoa của AloBacsi
 

AloBacsi.vn - nơi bạn có thể trò chuyện, chia sẻ mọi thắc mắc với bác sĩ chuyên khoa.

Đặc biệt, từ ngày 15/6/2011, danh sách BS tư vấn Khám bệnh Online của AloBacsi có thêm hai chuyên gia tâm huyết.

Đó là GS - BS Nguyễn Thị Ngọc Phượng - Nguyên giám đốc BV Từ Dũ sẽ "gỡ rối" cho chị em về bệnh phụ khoa.

Và, TS.BS Lê Tuyết Hoa - 20 năm công tác tại BV Chợ Rẫy - chuyên ngành Đái tháo đường - Nội tiết sẽ giải đáp mọi thắc mắc về Nội Tiết - Tiểu đường.

AloBacsi.vn giúp bạn giải đáp 1.001 thắc mắc về sức khỏe.
Mọi thắc mắc về sức khỏe gửi đến email: [email protected].

Bạn đọc có thể ghi kèm số điện thoại để bác sĩ liên hệ khi cần thiết.
Để chính xác về nội dung, vấn đề cần hỏi, bạn đọc vui lòng gõ có dấu (font chữ Unicode).

Chân thành cảm ơn.
 
AloBacsi.vn
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]