Cách giữ cho mẹ không bị mất sữa khi trẻ phải cách ly

Việc giữ nguồn sữa mẹ cho trẻ khi bé phải tạm thời cách ly với mẹ là rất quan trọng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt là những trường hợp bé non tháng .

15.6018

Cổng thông tin điện tử bệnh viện Từ Dũ cho biết, việc giữ nguồn sữa mẹ cho trẻ khi bé phải tạm thời cách ly với mẹ là rất quan trọng cho việc nuôi con bằng sữa mẹ đặc biệt là những trường hợp bé non tháng hay trẻ sơ sinh bệnh lý phải nhập khoa sơ sinh hay phải chuyển lên một bệnh viện khác sau sinh mà mẹ không thể chăm sóc trực tiếp và không nằm cạnh trẻ.

- Việc này cũng có thể xảy ra ở các bà mẹ đi làm sớm hoặc các bà mẹ đi làm khi bé còn chưa cai sữa. Nhất là các bà mẹ đi làm công  sở.

- Việc cho trẻ bú vú mẹ trực tiếp vẫn là tốt nhất nhưng nếu không được thì bà mẹ có thể vắt sữa bằng tay hay bằng các dụng cụ hút sữa.

- Yếu tố tâm lý là rất quan trọng vì chỉ cần bà mẹ nghĩ đến con mình cũng là yếu tố cần thiết để góp phần duy trì nguồn sữa mẹ.

- Nếu trẻ có thể tiêu hóa được sữa mẹ thì bạn hãy chịu khó vắt sữa và gởi ngay lên cho trẻ mỗi 3 giờ 1 lần. Nếu bạn phải đi làm cũng vậy, nếu biết cách lưu trữ bảo quản thì con bạn có thể tận dụng được nguồn sữa mẹ quí giá.

- Việc bảo quản và lưu trữ sữa mẹ phải được thực hiện theo hướng dẫn sau đây:

Lưu  trữ, bảo quản sữa mẹ ở nhiệt độ mát, trong bình đá hay trong tủ lạnh:

+ Trước khi vắt sữa hay hút sữa thì bạn phải rửa tay sạch, lau sạch đầu vú và quầng vú.

+ Chỉ đựng sữa trong bình thủy tinh hay nhựa trong mà đã được khử trùng, có nắp đậy.

+ Sữa vắt xong phải được lưu trữ và bảo quản ngay ở nhiệt độ mát hoặc trong tủ lạnh có nhiệt độ thích hợp:

Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ mát khoảng 25 – 270C thì phải cho bé bú trong vòng 4 giờ.

Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ mát khoảng 20 – 220C thì phải cho bé bú trong vòng 10 giờ.

Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ lạnh hơn (vào mùa đông hay sữa được giữ trong bình nước đá lạnh) khoảng 15 – 160C thì có thể cho bé trong vòng 24 giờ.

Nếu sữa được giữ ở trong tủ lạnh với nhiệt độ 40C thì có thể cho bé bú trong vòng 120 giờ sau khi hâm nóng (khoảng 5 ngày).

Nếu sữa được bảo quản ở nhiệt độ đông lạnh khỏang 00C thì có thể sử dụng cho bé bú trong vòng 2 tuần sau khi hâm nóng.

Cách hâm nóng sữa mẹ:

Tuyệt đối không nên đun sôi sữa mẹ trên bếp vì nếu làm như vậy thì sẽ làm hủy hoại các thành phần có lợi trong sữa mẹ, nhất là các kháng thể và các loại vi chất khác.

- Bà mẹ nên làm ấm sữa trong bình chứa bằng cách ngâm cả bình trong một ca nước ấm sao cho nhiệt độ trong bình sữa mẹ không quá 400C.

- Nếu sữa mẹ đã đông lạnh thì có thể làm tan băng bằng cách cho bình sữa vào ca nước sôi, khi sữa đã tan băng thì nên lắc đều và bảo đảm phải thử nhiệt độ bằng cách nhỏ vài giọt vào mu bàn tay người cho trẻ bú để chắc rằng trước khi cho bú

- Chỉ nên làm ấm lượng sữa mà trẻ cần bú trong cữ bú đó.

- Nếu nghi ngờ sữa đã bị chua hay bị hư thì phải khiểm tra ngay, nếu đúng thì không được cho trẻ bú.

Mẹ cần ăn uống đầy đủ các nhóm chất, đầy đủ số lượng và bảo đảm chất lượng dinh dưỡng trong thời gian nuôi con bằng sữa mẹ. Tránh kiêng khem quá mức nếu không cần thiết và nên uống thêm sữa để bổ sung dinh dưỡng.

Báo Vietnamnet cũng đưa ra một số "bí quyết gọi sữa về" cho các mẹ bị mất sữa.

Muốn gọi được nguồn sữa về thì cần phải tìm ra nguyên nhân để khắc phục và điều trị. Tuy nhiên, điều cần thiết và trước hết cần làm là phải cho bé bú thường xuyên, đúng cách và đủ bữa. Ngoài ra, các mẹ cần lưu ý những điều sau:

Cách giữ cho mẹ không bị mất sữa

Bí quyết gọi sữa mẹ về

Ngủ đủ, nghỉ ngơi hợp lý

Các bà mẹ đang trong thời kỳ cho con bú rất cần được nghỉ ngơi đầy đủ và thường xuyên đi dạo để hít thở không khí trong lành. Cần ngủ ít nhất 10 tiếng mỗi ngày, 2 – 4 tiếng ban ngày và 6-8 tiếng ban đêm.

Dinh dưỡng đầy đủ

Các mẹ cần ăn uống đầy đủ chất bằng cách ăn đa dạng các thực phẩm để đảm bảo sữa cho con bú. Các mẹ nên tránh những thực phẩm gây mất sữa, tích cực lựa chọn ăn những thực phẩm nhiều dinh dưỡng mà lợi sữa như cháo móng giò.

Tránh căng thẳng

Ngoài chế độ ăn uống, người mẹ cần nghỉ ngơi nhiều, tránh mọi căng thẳng thần kinh và không cáu giận, tự tạo cho mình sự thoải mái vì sự căng thẳng tinh thần ảnh hưởng rất xấu tới quá trình tạo sữa.

Uống nhiều nước

Người mẹ cần cung cấp đủ lượng nước cần thiết cho cơ thể, có thể là uống sữa hay nước ép trái cây đều rất tốt. Để lượng sữa dồi dào, các mẹ nên chú ý uống đủ nước trong ngày (1,5 – 2 lít/ ngày). Khoảng cách đều đặn giữa các lần uống nước tốt nhất là 4 – 5 lần/ ngày.

Cho trẻ bú đúng cách

Cho con bú đúng cách sẽ làm cho mẹ có nhiều sữa hơn và bé cũng bú được nhiều hơn. Khi cho trẻ bú, người mẹ ở tư thế thoải mái, có thể nằm hoặc ngồi, để toàn thân trẻ sát vào người mẹ: miệng trẻ ngậm sâu vào quầng đen bao quanh núm vú để động tác bú được tốt hơn.

Kích thích tuyến sữa

Các mẹ lưu ý nên lau nhẹ đầu vú trong thời gian mang thai để các tia sữa luôn trong tư thế sẵn sàng tiết sữa sau khi sinh. Sau sinh nếu vú bị cương và ứ sữa, xoa nhẹ đầu vú.

Bạn có thể dùng khăn ấm massage bầu vú để sữa tan ra. Sau đó, dùng chiếc lược chải đầu chải bầu vú theo hướng từ trên xuống để các tuyến sữa được thông.chân dê, đu đủ xanh, rau ngót, rau đay, quả sung…

Thuốc tham khảo: Acylovir STADA cream

Điều trị nhiễm virus Herpes simplex da bao gồm Herpes môi và Herpes sinh dục khởi phát và tái phát.

Mỹ Linh

Nên đọc


0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]