Chẩn đoán và phòng ngừa viêm niệu đạo

Viêm niệu đạo là bệnh thường gặp ở cả nam và nữ giới, bệnh viêm niệu đạo ở nữ là hiện tượng niệu đạo bị sưng viêm. Khi thấy biểu hiện ban đầu của bệnh viêm niệu đạo nên đến cơ sở y tế có uy tín để được khám chữa viêm niệu đạo một cách tốt nhất.

15.5995

Chẩn đoán viêm niệu đạo

Căn cứ vào mỗi thể bệnh mà người ta sử dụng phương pháp xét nghiệm chẩn đoán cho phù hợp.

Viêm niệu đạo do lậu:

- Khởi bệnh cấp tính, rầm rộ, đái buốt dữ dội kèm theo có nhiều mủ do đó người bệnh thường đi khám ngay.

- Thời gian ủ bệnh ngắn (khoảng 2 - 6 ngày).

- Dịch niệu đạo số lượng nhiều, nhiều mủ vàng đặc hoặc vàng xanh.

- Xét nghiệm: nhuộm Gram thấy song cầu khuẩn Gram (-) nằm trong và ngoài tế bào bạch cầu đa nhân.

Viêm niệu đạo không do lậu:

- Thời gian ủ bệnh lâu hơn (1 - 5 tuần).

- Triệu chứng kém rầm rộ hơn, bệnh nhân thường không có đái buốt, số lượng dịch niệu đạo ít hơn, thường là dịch trong.

- Xét nghiệm: không thấy song cầu khuẩn Gram (-) và có trên 4 bạch cầu/vi trường với độ phóng đại 1.000 lần.

Vnexpress cho biết, để chẩn đoán viêm niệu đạo ở nam giới cần xét nghiệm chất nhầy, mủ lúc sáng sớm lúc vừa ngủ dậy. Người bệnh phải đến khoa xét nghiệm của cơ sở y tế để lấy bệnh phẩm là tốt nhất.

Đối với bệnh viêm niệu đạo cấp do vi khuẩn lậu thì hầu hết nhuộm Gram soi tìm vi khuẩn có thể xác định được.

Đối với viêm niệu đạo do các vi khuẩn khác thì cần nuôi cấy chất nhầy, mủ (ngay cả đối với vi khuẩn lậu, nếu nhuộm Gram không thấy vi khuẩn cũng phải nuôi cấy).

Phòng ngừa viêm niệu đạo

Theo Sức khỏe & đời sống:

Nam giới

- Nam giới cần vệ sinh sạch sẽ bộ phận sinh dục ngoài hàng ngày.

- Nếu bị hẹp bao quy đầu, cần đi khám để có hướng giải quyết tốt. Khi nghi mắc bệnh viêm niệu đạo cần đi khám càng sớm càng tốt, nhất là nghi do nhiễm trùng để xác định nguyên nhân, thuận lợi cho việc điều trị, tránh biến chứng (vì điều trị viêm niệu đạo do vi khuẩn lậu và các vi khuẩn khác có khác nhau).

- Không quan hệ tình dục bừa bãi và nên chung thủy với một bạn tình.

Nữ giới

Bí quyết phòng tránh viêm niệu đạo nữ:

- Uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơnNhiều bệnh nhân không dám uống nhiều nước vì viêm niệu đạo gây khó tiểu và nhiều triệu chứng khó chịu khi đi tiểu như nóng, rát, buốt... Điều này khiến cho nhiều người nhịn tiểu liên tục. Tuy nhiên, thường xuyên nhịn tiểu gây ra 2 hậu quả.

Thứ nhất, thời gian nước tiểu chứa trong bàng quang dài, có một số vi khuẩn xâm nhập vào bên trong sẽ càng có nhiều thời gian sinh sôi và tấn công các tổ chức.

Thứ hai, bàng quang căng đầy, áp lực tăng cao, nước tiểu sẽ ngược lên trên đến ống dẫn niệu, nếu vi khuẩn đã tấn công sẽ rất dễ xâm nhập lên trên dẫn đến viêm bể thận. Bởi vì nước tiểu có một vai trò rất quan trọng là đưa vi khuẩn ra ngoài cơ thể, vì vậy bạn nên uống nhiều nước để đi tiểu nhiều hơn.

- Cuối cùng, các chuyên gia cũng nhắc nhở, chị em cần phân biệt rõ để không nhầm lẫn giữa viêm niệu đạo bình thường và bệnh lây truyền qua đường tình dục.

Để xác định chính xác nên tới bác sỹ hoặc trung tâm y tế để kiểm tra, xác định nguyên nhân và điều trị kịp thời. Nếu cần thiết, bạn tình của bạn cũng cần phải được kiểm tra. Việc lạm dụng thuốc kháng sinh sai nguyên tắc về lâu dài có hại nhiều hơn lợi.

Biến chứng của bệnh viêm niệu đạo

Nam giới

Viêm niệu đạo nam giới nếu không được điều trị ổn định sẽ gây ra nhiều biến chứng tai hại:

- Viêm niệu đạo mãn tính, làm giảm chất lượng cuộc sống.

- Viêm các cơ quan sinh dục khác, gây vô sinh.

- Hẹp niệu đạo, rò niệu đạo.

- Truyền nhiễm bệnh cho bạn tình.

Nữ giới

- Nếu bệnh để lâu ngày có thể dẫn tới vô sinh do vòi dẫn trứng bị tắc.

- Có những trường hợp có thể gây nên viêm khớp.

- Mẹ bị nhiễm bệnh sang con dễ bị viêm kết mạc. Chính vì vậy, bạn nên đi khám đều đặn và tuân thủ chỉ định điều trị của bác sĩ để bệnh nhanh khỏi, tránh tái phát và không gây ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của bạn.

Tham khảo thuốc:

Kim tiền thảo OPC: Kim Tiền Thảo là một loại dược liệu rất công hiệu để chữa các bệnh về sỏi thận và sỏi mật (đặc biệt là các bệnh kết sỏi ở hệ thống tiết niệu) mà không gây bất kỳ tác dụng phụ nào. Chỉ định: Sỏi đường tiết niệu, sỏi thận.

Trà Mi

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]