Hẹp van hai lá: Chẩn đoán và cách phòng ngừa

Van hai lá gồm hai lá van: lá van lớn (lá van trước), lá van nhỏ (lá van sau). Dưới van là tổ chức trụ cơ và dây chằng.

15.6093

Theo Bách khoa toàn thư mở Wikipedia, hẹp van hai lá là một bệnh van tim đặc trưng bởi sự hẹp lỗ van hai lá của tim. Phần lớn các trường hợp hẹp van hai lá là do biến chứng tại tim của sốt thấp khớp và dẫn tới thấp tim.

Chẩn đoán hẹp van 2 lá

1. Chẩn đoán bệnh:

Dựa vào các tiêu chuẩn lâm sàng  và cận lâm sàng (Xquang, siêu âm tim) như đã mô tả ở bài trước.

2. Chẩn đoán phân biệt

- Rùng tâm trương trong hẹp van 3 lá:

+ RTTr ở trong mỏm, T1 không đanh.

+ Điện tim có dày nhĩ phải. Siêu âm tim là quyết định.

- U nhầy nhĩ trái (Myxoma): Nghe rùng tâm trương thay đổi theo tư thế. Không có T1 đanh. Bệnh nhân thường hay có ngất. Chẩn đoán dựa vào siêu âm tim.

3. Chẩn đoán giai đoạn bệnh:

Có 4 giai đoạn của hẹp hai lá:

Giai đoạn 1: Không có triệu chứng cơ năng kể cả khi gắng sức. Khám lâm sàng phát hiện tình cờ.

Giai đoạn 2: Có hội chứng gắng sức rõ: Khó thở, hồi hộp, đánh trống ngực, ho hoặc ho ra máu, chưa có biểu hiện suy tim.

Giai đoạn 3: Có khó thở nhiều, có suy tim phải nhưng điều trị có hồi phục.Giai đoạn 4: Hẹp van 2 lá có suy tim nặng, điều trị không hồi phục.

4. Chẩn đoán thể bệnh

- Thể đơn thuần: Cơ thể dung nạp tốt, bệnh nhân chưa có dấu hiệu cơ năng và thường phát hiện bệnh tình cờ.

-Thể điển hình: Như mô tả trên và khi khám lâm sàng, Xquang, điện tim đã có thể chẩn đoán được.

- Hẹp van hái lá ‘câm’: Bệnh nhân có thể có hoặc không có triệu chứng cơ năng. Nghe tim không thấy các dấu hiệu đặc trưng các hẹp van hai lá. Thể này đòi hỏi tìm các biến chứng của hẹp van hai lá và cận lâm sàng nhất là siêu âm tim giúp chẩn đoán.

- Thể tiến triển: Thường là những trường hợp hẹp van hai lá khíp hay rất khít. Bệnh nhân vào viện với các biến chứng nặng nề. Rối loạn nhịp, hen tim, phù phổi cấp, tắc mạch...

- Thể phối hợp:

+ Hẹp hai lá phối hợp hở van hai lá: Phải phân biệt hở hai lá là chính, hẹp là phụ hay ngược lại. Nếu hở van hai lá là chủ yếu: nghe Tiếng thổi tâm thu mạnh ở mõm tim, tiếng thổi to, lan xa, sờ có rung mưu tâm thu. Rùng tâm trương nhẹ, Xquang, siêu âm, điện tim có dày giãn tâm thất trái và nhĩ trái. Chủ yếu siêu âm tim đánh giá được mức độ hở hai lá đặc biệt là với siêu âm Doppler.

+ Phối hợp với bệnh van động mạch chủ.

+ Hẹp van hai lá phối hợp hở động mạch chủ: Ngoài hẹp van hai lá còn nghe tiếng thổi tâm trương ở liên sườn III bên trái và liên sườn II bên phải lan xuống dọc bờ ức trái, điện tim có dày thất trái, siêu âm Doppler tim cho phép chẩn đóan.

+ Hẹp hai lá kết hợp hẹp động mạch chủ: Ngoài triệu chứng hẹp van hai lá còn nghe thêm tiếng thổi tâm thu ở liên sườn III bên phải và liên sườn II bên phải lan lên 2 bên động mạch cảnh kèm sờ rung mưu.

Chẩn đoán điện tim có dày thất trái tâm thu, X quang và siêu âm tim cho phép chẩn đoán.

+ Hẹp van hai lá kết hợp bệnh van 3 lá: Hẹp hai lá kết hợp hở 3 lá: Nghe Tiếng thổi tâm thu trong mõm tim hoặc ở ngay mũi ức. tiếng Tiếng thổi tâm thu mạnh lên khi hít vào sâu và nín thở, có thể sờ gan to và đập theo nhịp đập của tim. Tĩnh mạch cổ đập. Phổi thường sáng hơn.

+ Hẹp van hai lá kết thông liên nhĩ: Hẹp hai lá kết hợp thông liên nhĩ gọi là hội chứng Lutembacher. Chẩn đoán xác định nhờ siêu âm tim và thông tim.

+ Hẹp van hai lá có thể còn phối hợp với các bệnh lý tim mạch khác như tăng huyết áp nhưng hiếm gặp.

- Nếu bệnh nhân mới bị thấp tim, phải tích cực điều trị thấp tim: chống viêm nhiễm (sử dụng corticoid, aspirin, penicillin...).

- Phòng thấp tái phát bằng benzathyl penicillin 1,2 triệu đơn vị, mỗi 15-20 ngày, tiêm bắp sâu sau khi thử test.

- Đề phòng bội nhiễm phổi, Osler bằng kháng sinh penicillin nhanh hoặc erythromycin 0,5g trước các can thiệp: nhổ răng, chích nhọt ngoài da... Khi có dấu viêm tĩnh mạch chi dưới phòng tắc động mạch phổi bằng cách đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới.

- Khuyên bệnh nhân nữ tránh có thai.

- Khi chuyển dạ đẻ mới phát hiện hẹp hai lá, cần giúp cho sản phụ đẻ sớm bằng forcep hay phẫu thuật để tránh gắng sức lúc rặn đẻ.

Phòng ngừa hẹp van 2 lá

Thông tin tham khảo trên trang Sức khỏe & đời sống:

- Nếu bệnh nhân mới bị thấp tim, phải tích cực điều trị thấp tim: chống viêm nhiễm (corticoid, aspirin, penicillin...).

- Khuyên bệnh nhân nữ tránh có thai.

- Khi chuyển dạ đẻ mới phát hiện hẹp hai lá, cần giúp cho sản phụ đẻ sớm bằng forcep hay phẫu thuật để tránh gắng sức lúc rặn đẻ.

- Phòng thấp tái phát bằng benzathyl penicillin 1,2 triệu đơn vị, mỗi 15-20 ngày, tiêm bắp sâu sau khi thử test.

- Đề phòng bội nhiễm phổi, Osler bằng kháng sinh penicillin nhanh hoặc erythromycin 0,5g trước các can thiệp: nhổ răng, chích nhọt ngoài da... Khi có dấu viêm tĩnh mạch chi dưới phòng tắc động mạch phổi bằng cách đặt lưới lọc tĩnh mạch chủ dưới

Trà Mi

Nên đọc

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]