Thói quen giúp phòng tránh viêm niệu đạo ở nữ giới

Viêm niệu đạo ở nữ giới nếu không được điều trị dứt điểm có thể ảnh hưởng lớn đến sức khỏe sinh sản cũng như gây nên nhiều bệnh tật khác.

15.6219

Ngăn ngừa viêm niệu đạonữ giới bằng cách nào?

Theo Báo Sức khỏe và Đời sống, viêm niệu đạo là căn bệnh thường gặp ở nữ giới, gặp ít ở nam giới hơn với các triệu chứng phổ biến như: Đau rát ở âm hộâm đạo; Đi tiểu nhiều, tiểu buốt và tiểu rát; Trướng bụng dưới; Đau thắt lưng…

Nếu như không chữa trị kịp thời và dứt điểm căn bệnh này, có thể gây nên những di chứng nặng nề như bị viêm khớp; bà mẹ mang thai bị viêm âm đạo khi sinh con có nguy cơ viêm kết mạc; có thể dẫn tới vô sinh…

Để tránh bị nhiễm căn bệnh này, cách đơn giản là bạn hãy tự bảo vệ mình bằng những thói quen sau đây:

Chú ý vệ sinh cá nhân

Bàn tay của chúng ta là nơi cư ngụ lý tưởng của các vi khuẩn gây bệnh như mycoplasma, Chlamydia… Những vi khuẩn này dễ dàng xâm nhập vào niệu đạo, thông qua việc đi tiểu để gây ra viêm nhiễm.

Chính vì vậy, bạn chú ý luôn rửa tay sau mỗi lần đi vệ sinh. Thường xuyên tắm rửa sạch sẽ, không nên tắm trong bồn, tránh lượng nước bẩn có thể xâm nhập vào niệu đạo.

Chú ý đến đồ lót

Bạn cần thường xuyên thay và giặt sạch sẽ quần lót. Đối với những quần lót mới mua hoặc lâu không sử dụng đến thì cần phải giặt sạch và phơi thật khô trước khi mặc.

Bên cạnh đó, bạn nên lựa chọn những quần lót có chất liệu làm bằng sơi bông, vừa thoáng khí vừa hút ẩm cao. Không nên mặc những loại quần bó chặt hay quần bò, nên chọn những loại quần thoải mái hơn.

Sử dụng đúng đắn các loại dung dịch vệ sinh phụ nữ, băng vệ sinh

Khi mua các loại dung dịch vệ sinh dành cho phụ nữ bạn cần xem kĩ nhãn mác, thành phần, tránh mua phải hàng kém chất lượng, có hại cho cơ thể. Bên canh đó, khi dùng băng vệ sinh, bạn phải thay thường xuyên 3 - 4 giờ một lần, ngăn ngừa vi khuẩn sinh sôi nảy nở thường dẫn tới viêm nhiễm âm đạo và âm hộ.

Vệ sinh âm đạo và âm hộ đúng cách

Bạn cần thường xuyên rửa sạch sẽ âm hộ và hậu môn, bắt đầu rửa từ âm hộ rồi xuống tới hậu môn, tránh làm điều ngược lại. Bên cạnh đó, bạn nên sử dụng khăn, chậu rửa chuyên dụng, không dùng chung đồ, tránh cho vi khuẩn có thể xâm nhập vào cửa niệu đạo.

Ngủ đủ giấc và sinh hoạt vợ chồng hợp lý

Bạn cần đảm bảo ngủ 7 - 8 giờ mỗi ngày, tránh thức khuya, có thể làm giảm sức đề kháng của bạn. Chú ý mật độ sinh hoạt vợ chồng, mỗi tuần thực hiện không nên quá 3 lần vì khả năng bị viêm nhiễm niệu đạo có thể tăng cao.

Uống đầy đủ nước

Bạn nên tăng cường sử dụng các loại nước có tác dụng thanh nhiệt như nước chanh, trà hoa cúc… để làm tăng khả năng lợi tiểu, hạn chế việc đi tiểu ít và đậm đặc, dẫn tới việc không thể đưa các vi khuẩn có hại ra khỏi vùng niệu đạo.

Không nhịn tiểu lâu

PhunuOnline dẫn lời BS Ngô Thanh Mai, Bệnh viện Pháp-Việt, việc nhịn tiểu lâu có thể làm tăng tỷ lệ nhiễm trùng tiết niệu, đặc biệt là ở phụ nữ vì niệu đạo ngắn (khoảng 3-4cm) và xung quanh miệng niệu đạo có nhiều nguồn vi trùng (hậu môn, âm đạo) có thể giúp chúng ngược dòng lên trên gây nhiễm trùng; tăng nguy cơ bệnh sỏi niệu.

Đối với trường hợp đang có các bệnh lý như suy thận, nhiễm trùng, thì việc nhịn tiểu sẽ trở nên nguy hiểm, vì có thể gây nhiễm trùng nặng hơn, suy thận nhiều hơn, thậm chí đe dọa tính mạng.

Thuốc tham khảo: Lactacyd Fh 250ml

+ Vệ sinh phụ nữ, đặc biệt trong thời kỳ hành kinh và sau sanh.
+ Phòng ngừa & điều trị hỗ trợ viêm âm đạo, huyết trắng, viêm âm hộ, ngứa âm hộ.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]