Những ai cần bổ sung vitamin B12?

Vitamin B12 là một trong những nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu, thiếu hụt vi chất này có thể gây ra tình trạng thiếu máu trong khoảng 60% các trường hợp.

15.5571

Vitamin B12 tốt cho sức khỏe

Sức khỏe và đời sống cho biết, vitamin B12 là một trong những nguyên liệu cần thiết cho quá trình sản xuất hồng cầu, thiếu hụt vi chất này có thể cản trở sự trưởng thành của các hồng cầu và gây ra tình trạng thiếu máu trong khoảng 60% các trường hợp.

Thiếu máu do thiếu vitamin B12 thường là thiếu máu hồng cầu to, nhưng ở người lớn tuổi, kích thước hồng cầu có thể bình thường hoặc nhỏ. Thiếu vitamin B12 được chẩna đoán khi nồng độ vitamin B12 trong máu giảm dưới 100pg/mL.

(Ảnh min họa)

Việc bổ sung vitamin B12 có thể được thực hiện bằng đường uống hoặc tiêm truyền nhưng đường tiêm truyền có hiệu quả ổn định hơn ở người lớn tuổi vì sự hấp thu vitamin B12 qua đường uống ở nhóm tuổi này thường bị giảm sút.

Nếu vitamin B12 được hấp thu tốt ở đường tiêu hóa, việc bổ sung B12 bằng đường uống có hiệu quả tương đương với đường tiêm nhưng dễ sử dụng và ít gây đau hơn. Đáp ứng điều trị thường xảy ra sau khoảng 1 tuầnvới biểu hiện sớm nhất là sự tăng số lượng hồng cầu lưới trong máu ngoại vi.

B12 với người bệnh ung thư

Theo thông tin trên trang thông tin điện tử của Bệnh viện Bạch Mai, B12 đặc biệt có tác dụng tốt với nhiều người bệnh, vì nó giúp cho sự phân chia và tái tạo của tổ chức, giúp tổng hợp mạnh protein và chuyển hoá lipid do đó giúp cho sự trưởng thành của cơ thể.

B12 tham gia phản ứng tổng hợp thymidylate - một thành phần trong phân tử ADN, cung cấp nguyên liệu để tổng hợp ADN, góp phần vào quá trình phân chia tế bào và trưởng thành tế bào trong cơ thể. Nhưng với bệnh nhân ung thư thì ngược lại.

Bởi người ta nhận thấy: khối u ác tính có những biểu hiện sinh hóa của một tổ chức đang phát triển mạnh, tăng những chất protein có trọng lượng phân tử nhỏ, tăng loại acid amin đồng phân D (bình thường phần lớn là đồng phân L), tăng AND và ARN do tăng phân bào và tăng tổng hợp protein.

Ngoài ra, còn tăng các acid béo không bão hoà, tăng phospho lipid, lecithine và cholesterol, tăng giáng hóa glucid theo con đường yếm khí...

Với những lý do nói trên của khối u ác tính, người ta không muốn "đổ thêm dầu vào lửa", mà khuyên không nên dùng B12  cho người bệnh ung thư, vì nó có thể làm tăng tốc độ phát triển của tế bào ung thư làm cho ung thư phát triển nhanh.

Ngoài ra, B12 còn không được dùng cho người bệnh trứng cá, người có tiền sử dị ứng thuốc, người bệnh thiếu máu chưa rõ nguyên nhân.

Thiếu B12 và dị tật ở thai nhi

Phụ nữ mang thai nếu cơ thể thiếu acid folic (còn gọi là vitamin B9) sinh ra con hay bị dị tật nứt đốt sống thần kinh, nhiều người đã biết. Nhưng công trình nghiên cứu công bố năm 2004 của các nhà khoa học thuộc Trường đại học Y khoa Nijmegen, Hà Lan cho biết thêm nếu chỉ riêng acid folic thôi thì chưa đủ, mà phụ nữ mang thai còn cần thêm cả B12.

Nghiên cứu được thực hiện trên 45 bà mẹ có con bị nứt đốt sống, so với 83 bà mẹ khác có con không bị dị tật. Kết quả định lượng B12 trong máu đã cho thấy: các bà mẹ có con bị dị tật nứt đốt sống, có hàm lượng B12 trong máu thấp hơn 21% so với các bà mẹ kia. Họ cũng cho biết, nếu thiếu B12 trầm trọng, tỉ lệ mắc dị tật này có thể tăng lên gấp 3 lần.

B12 và não người cao tuổi

Các nhà nghiên cứu thuộc Trường đại học Oxford, Anh mới đây đã thông báo một kết quả nghiên cứu về ảnh hưởng của B12  đến não người cao tuổi. Họ đã nghiên cứu định lượng B12 trong máu của 1.000 người có độ tuổi từ 61 - 87, chụp cắt lớp não, kiểm tra trí nhớ.

Những người này được theo dõi trong 5 năm. Kết quả thấy rằng những người được bổ sung B12, hoặc có hàm lượng B12 trong máu cao thì khối lượng não bị teo (kích thước não nhỏ dần theo tuổi ở người già) chỉ bằng 1/6 những người già có hàm lượng B12 trong máu thấp hơn.

Theo các nhà nghiên cứu công trình này thì có rất nhiều yếu tố ảnh hưởng đến hoạt động và chức năng của não mà ta không thể kiểm soát được. Họ khuyên chỉ cần thay đổi trong chế độ ăn bao gồm việc tăng cường các loại thực phẩm giàu B12 có thể giúp hạn chế teo não ở người cao tuổi và cải thiện trí nhớ môt cách rất đáng khích lệ.

Tham khảo thuốc: Vitamin B12

Trong cơ thể người, các cobalamin này tạo thành các coenzym hoạt động là methylcobalamin và 5-deoxyadenosylcobalamin rất cần thiết cho tế bào sao chép và tăng trưởng. Methylcobalamin rất cần để tạo methionin và dẫn chất là S-adenosylcobalamin từ homocystein.

Tú Liên

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]