Không hiểu bệnh tình: Theo các chuyên gia, người bị bệnh tiểu đường thường ít đi khám bác sỹ. Họ mua sách về đọc hoặc tự tìm hiểu về bệnh rồi tự mình làm bác sỹ. Nếu không hiểu rõ về bệnh tình của mình, không hiểu rõ tình trạng sức khỏe của bản thân mình thì hiệu quả ăn uống, tập luyện và uống thuốc đều bị giảm đi rất nhiều.

Quá nóng vội: Nhiều người khi biết mình bị mắc bênh tiểu đường đã tỏ ra nóng vội, muốn nhanh chóng khỏi bệnh, trong một thời gian ngắn điều trị không thấy hiệu quả đã tự ý bỏ thuốc, thay đổi thuốc, từ bỏ hoặc buông xuôi. Vì vậy, nên điều chỉnh thói quen sinh hoạt, đưa ra một mục tiêu thiết thực, khả thi và thực hiện từ từ theo thứ tự từng bước, không nên quá vội vàng.

Độc lập tác chiến: Cuộc sống không phải chỉ là việc của một người, khống chế bệnh tiểu đường cũng như vậy. Người bị bệnh tiểu đường muốn kiểm soát được bệnh thì cần rất nhiều sự hỗ trợ từ người thân, bạn bè, đồng nghiệp…. Những người đó có thể nhắc nhở bạn uống thuốc, cùng luyện tập, cổ vũ bạn sống lành mạnh.

Áp lực quá lớn: Tâm trạng buồn chán và áp lực quá lớn sẽ ảnh hưởng tới đường huyết. Người bị tiểu đường mà bị trầm cảm thì nguy hiểm gấp đôi so với người thường vì lúc này rất khó khống chế đường huyết.

Tùy tiện uống thuốc: Rất nhiều người bệnh cho rằng uống thuốc càng có hiệu quả chữa trị hơn là ăn uống. Thực tế, trong rất nhiều trường hợp người bị bệnh tiểu đường tuýp 2, kết hợp ăn uống điều độ và luyện tập hợp lý, không cần thuốc cũng có thể khống chế được bệnh tật. Người bệnh cũng thường mắc tật “uống theo cảm giác”, tự mình điều chỉnh liều lượng uống.

Tùy tiện ăn uống: Chỉ hạn chế thức ăn chính mà không hạn chế tổng nhiệt lượng: hạn chế ăn cơm nhưng lại ăn một lượng lớn thịt và hoa quả, dẫn đến việc kiểm soát bệnh không có hiệu quả. Coi hoa quả như rau xanh, ăn thỏa thích. Trong trường hợp phải khống chế lượng đường huyết, chỉ khi ăn hoa quả với một lượng vừa đủ sẽ rất hữu ích cho sức khỏe của con người. Ăn cơm khô trước, sau đó mới uống nước canh: cách ăn này không những làm tăng lượng đường huyết một cách rõ ràng mà còn không rút ngắn được cảm giác đói bụng. 

Ăn thỏa thích các món ăn “không có đường”: Các món ăn không có đường không có nghĩa là không có calo. Có người ăn chế độ ít carbohydrate, nhưng lại tăng chất đạmchất béo. Theo chế độ này lâu ngày bệnh nhân tiểu đường có nguy cơ bị bệnh tim, bệnh thận nhiều hơn.

Chế độ ăn uống sao cho phù hợp đối với người bị tiểu đường là điều hết sức quan trọng. Một chế độ ăn hợp lý gồm 4 nhóm thực phẩm: bột đường, đạm, chất béo, rau xanh và quả chín, theo tỷ lệ 50% carbohydrate, 30% chất béo và 20% chất đạm cung cấp đủ năng lượng và các chất dinh dưỡng theo nhu cầu.