5 lợi thế của trẻ sinh thường so với sinh mổ

0

1. Hệ hô hấp khỏe mạnh

Catecholamine, một loại hoóc-môn được sản sinh trong quá trình chuyển dạ, giúp bé cưng sẵn sàng cho những “nguy hiểm” không mong đợi. Catecholamine đẩy nhanh quá trình hấp thu chất lỏng trong màng ối và kích thích sản xuất chất hoạt động bề mặt, thành phần giúp phổi bé phồng lên sau khi chào đời.


Ngoài ra, trong khi sinh thường, những cơn co thắt tử cung sẽ giúp bé “vắt kiệt” phần nước dư thừa trong phổi, hạn chế tình trạng tồn dịch phổi gây nên những bệnh hô hấp về sau cho trẻ.

Không chỉ các bệnh hô hấp, theo thống kê, những bé sinh mổ thường có nguy cơ mắc hội chứng suy kiệt phổi cao hơn 4 lần so với những bé sinh thường.

2. Hệ miễn dịch “vững chắc”

Theo nghiên cứu, nhờ sự tiếp xúc của các lợi khuẩn trong đường âm đạo của mẹ, cơ thể bé cưng sẽ tự xây dựng hệ thống miễn dịch cho riêng mình.

Với những bé sinh mổ, do không có cơ hội “tiếp xúc” với các lợi khuẩn này, nên hệ miễn dịch của bé cũng mất nhiều thời gian để phát triển hơn. Trong khi những bé sinh thường chỉ mất khoảng 10 ngày để hoàn thiện hệ thống miễn dịch của cơ thể, những bé sinh mổ thường phải mất đến 6 tháng cho quá trình hoàn thiện này.

Cũng chính nhờ “lợi thế” này, những bé sinh tự nhiên sẽ ít bị cảm vặt và có sức khỏe tốt hơn khi vừa mới chào đời.

Trong khi sinh thường được xem là cách sinh nở tự nhiên và ít biến chứng, lựa chọn sinh mổ vẫn ngày một trở nên phổ biến hơn. Vì bạn được lựa chọn phương pháp sinh mà mình muốn, đừng quên tìm hiểu kỹ những ưu và khuyết điểm của từng phương pháp để đưa ra sự lựa chọn sáng suốt

3. Hoạt động tiêu hóa tốt hơn

Không chỉ hệ miễn dịch được lợi, nhờ được kế thừa những vi khuẩn có lợi trong quá trình sinh thường, hệ tiêu hóa của bé cũng nhanh chóng sản sinh lợi khuẩn. Những lợi khuẩn này có tác dụng thúc đẩy quá trình hoạt động của hê tiêu hóa, ngăn ngừa nguy cơ dị ứng thực phẩm, và giúp quá trình tổng hợp vitamin K, vitamin B tốt hơn.


Ngược lại, những bé sinh mổ thường dễ gặp các vấn đề như nôn trớ, ợ hơi, táo bón, tiêu chảy… Bên cạnh đó, sự hấp thụ dưỡng chất từ thức ăn cũng bị ảnh hưởng, dẫn tới những hạn chế trong sự phát triển của trẻ.

4. Sự kết nối giữa mẹ và bé

Mang thai 9 tháng, tất nhiên, sợi dây liên kết giữa mẹ và bé là thứ không gì có thể so sánh được. Tuy nhiên, theo nghiên cứu, những bé sinh thường sẽ có mối liên kết với mẹ mạnh mẽ hơn. Chính lượng hoóc-môn oxytocin được sản xuất “ồ ạt” trong khi sinh là nguyên nhân chủ yếu tạo nên tình yêu này.  Bên cạnh tác dụng giúp mẹ yêu bé hơn, oxytocin còn tác động đến hoạt động của tuyến sữa, giúp mẹ cho bé bú dễ dàng hơn.

Sau mỗi lần “vượt cạn”, vùng kín thường bị tổn thương không ít nên cần được chăm sóc cẩn thận để tránh viêm nhiễm cũng như sớm lấy lại kích thước và sự dẻo dai ban đầu. Vậy mẹ đã biết cách chăm sóc vùng kín sau khi sinh thường hay chưa?

5. Tiếp năng lượng cho bé

Với những bé sinh thường, nhờ sự sản sinh lượng hoóc-môn catecholamine, lượng đường trong máu của bé ổn định và giữ nguyên trong lúc chờ sữa mẹ về. Đó là lý do nhiều bé thậm chí có thể “nhịn đói” trong những ngày đầu sau sinh.

Phương Thảo (t/h)

Nhi Cao - phòng khám dành cho trẻ em có 10 năm kinh nghiệm, với đội ngũ BS, chuyên gia nhi khoa giỏi và nhiệt huyết. Xin gọi 0923 55 9999 hoặc đến 32 Nguyễn Khang, Cầu Giấy để được tiếp đón.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]