6 tác hại không ngờ của rau mùng tơi với sức khỏe

Trong những ngày hè nóng nực rau mùng tơi là loại rau được nhiều gia đình yêu thích. Cùng xem những tác hại không ngờ của rau mùng tơi ít người chú ý tới.

0

Rau mùng tơi là loại rau chứa rất nhiều chất dinh dưỡng và tốt cho sức khỏe. 1/2 chén rau mùng tơi nấu chín cung cấp 190% lượng vitamin A và 20% chất sắt vì vậy bạn có thể bổ sung cho chế độ ăn hằng ngày. Rau mùng tơi có thể gây ra một số tác dụng phụ khó chịu nếu ăn nhiều. Cùng xem những tác hại không ngờ của rau mùng tơi với sức khỏe mà bạn nên biết.

  • 1

    Gây chứng đầy bụng, khó tiêu

    Với các loại rau có nhiều chất nhầy như mùng tơi, rau đay, rau khoai lang cùng các loại hoa quả khác như mướp hương, khoai mỡ, đậu bắp...bạn đều phải nấu chín trước khi ăn để phòng tránh tình trạng khó tiêu, đầy bụng và tiêu chảy có thể xảy ra.

    Những người có tình trạng tỳ vị hư hàn (ăn uống không tiêu, đầy bụng, lạnh bụng, đau bụng, tiêu chảy hoặc thường đi cầu phân lỏng), người bị thấp trệ (mình mẩy cảm giác nặng nề, đau nhức xương khớp, bắp thịt khi độ ẩm môi trường tăng), đều không nên dùng hoặc dùng hạn chế loại rau này,

    Để tận dụng được các chất dinh dưỡng trong rau mùng tơi, khi chế biến cần phải nấu vừa chín tới, tức là không để quá chín mà cũng không còn sống để tránh ảnh hưởng tới sức khỏe của mình.

  • 2

    Hấp thu chất dinh dưỡng kém

    Rau mùng tơi chứa hàm lượng cao axít oxalic. Đây là một loại chất hóa học liên kết với sắt và canxi khiến cơ thể khó hấp thụ các chất dinh dưỡng quan trọng. Ngoài ra hàm lượng chất xơ nhiều trong rau mùng tơi sẽ gây trở ngại cho việc hấp thu một số chất như calcium, kẽm, sắt...

    Để khắc phục vấn đề này bạn có thể ăn kèm các thực phẩm giàu vitamin C. Khi ăn rau mùng tơi bằng cách kết hợp uống một ly nước cam hoặc cà chua, vitamin C sẽ giúp cơ thể dễ dàng hấp thu canxi và sắt.

  • 3

    Gây khó chịu trong dạ dày

    Rau mùng tơi có chứa hàm lượng cao chất xơ; một chén rau mùng tơi nấu chín có chứa 6g chất xơ.Chất xơ rất cần thiết trong quá trình thúc đẩy hệ tiêu hóa của bạn nhưng việc ăn quá nhiều cùng lúc sẽ làm cho dạ dày của bạn cảm thấy khó chịu.

    Lúc này cơ thể của bạn sẽ gặp một số vấn đề như đầy hơi, chuột rút sau khi ăn rau mùng tơi. Nếu tiêu thụ quá nhiều cùng một lúc, bạn có thể bị tiêu chảy. Hãy uống một ly nước đầy mỗi khi bạn ăn rau mùng tơi để giúp cơ thể quá trình tiêu thụ các chất xơ trong cơ thể trở nên dễ dàng hơn.

     

  • 4

    Mảm bám răng

    Một tác dụng phụ phổ biến nhưng vô hại của việc ăn rau mùng tơi đó là có cảm giác như răng có mảng bám hoặc nhớt. Nguyên nhân là do các axít oxalic trong thực phẩm này. Axít oxalic có chứa tinh thể nhỏ, không hòa tan trong nước. Các chất là vô hại và có thể được loại bỏ dễ dàng bằng cách đánh răng sau khi ăn.

  • 5

    Sỏi thận

    Đối với người mắc bệnh sỏi thận, nên tránh ăn rau mùng tơi. Nguyên nhân là do rau mùng tơi chứa nhiều purin, hợp chất hữu cơ khi đi vào cơ thể sẽ biến thành axít uric. Hàm lượng cao axít uric trong cơ thể làm tăng nguy cơ phát triển của sỏi thận. Các axít oxalic trong rau mùng tơi làm tăng nồng độ canxi oxalate trong nước tiểu, dẫn đến sỏi thận ngày càng phát triển. Vì vậy với những người bị sỏi thận nên hạn chế sử dụng loại rau này trong bữa ăn hàng ngày của mình.

  • 6

    Dễ bị bệnh tiêu chảy

    Với những người ít dùng chất xơ thì chỉ nên sử dụng tăng dần từng ít một chứ không nên tăng quá nhanh và một cách đột ngột vì có thể gây ra hiện tượng rối loạn tiêu hóa. Hay những người có hiện tượng tiêu chảy, tiêu lỏng, bệnh viêm loét dạ dày, tá tràng nên thận trọng với thực phẩm có nhiều chất xơ. Các loại thực phẩm có chất nhầy thường như rau mồng tơi thường có tính lương (mát) hoặc tính hàn (lạnh), tác dụng thanh nhiệt, giải khát, giải độc, nhuận tràng, lợi tiểu rất tốt cho cơ thể của bạn.

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]