Bệnh tim: Mối hiểm nguy của thai phụ

Nhiều bệnh nhân bất chấp lời yêu cầu nhập viện của bác sĩ Bác sĩ Tô Văn Thình- Trưởng Khoa Gây mê hồi sức, Bệnh viện Hùng Vương - cho biết mặc dù mọi người thường nghe nói bệnh tim không nên mang thai nhưng trung bình mỗi năm Bệnh viện Hùng Vương vẫn tiếp nhận khoảng 40 ca bệnh nhân tim mang thai. Nếu tiền sản giật là nguyên nhân gây tử vong hàng đầu, thì bệnh tim là nguyên nhân đứng hàng thứ hai.

0

Cũng theo bác sĩ Thình, một sản phụ đi khám thai thường xuyên được phát hiện có bệnh tim hoặc khai có bệnh tim với bác sĩ sẽ được chuyển qua nội khoa do khoa gây mê hồi sức phụ trách để điều trị ngoại trú, bác sĩ theo dõi có sự tham khảo của chuyên khoa tim mạch. Nhiều người chỉ khi có thai mới phát hiện bị bệnh tim (thường tháng thứ sáu bệnh nổi lên) do thay đổi huyết động học, tim làm việc nhiều để nuôi thai. Việc quản lý thiết lập hồ sơ siêu âm theo dõi quá trình diễn tiến của bệnh tim là điều hết sức cần thiết, bác sĩ theo dõi có thể cho bệnh nhân nhập viện ngay hoặc tiên lượng nguy cơ cao để cho nhập viện đúng thời điểm và có hướng xử trí thích hợp. Dù bệnh nhân sinh thường hay mổ đều phải có sự tham gia của bác sĩ gây mê. Do đó việc theo dõi trước, lập hồ sơ sẽ giúp các bác sĩ gây mê dễ dàng đánh giá và xử trí, có hướng đề nghị bác sĩ sản can thiệp.

Ðiều đáng nói là ở nước ngoài, bệnh tim bẩm sinh được điều trị từ nhỏ hoặc điều trị hết bệnh tim mới được mang thai. Ở VN  phải đối đầu với khó khăn này. Nhiều bệnh nhân bất chấp lời khuyên của bác sĩ vẫn cứ mang thai, thậm chí bác sĩ yêu cầu nhập viện để theo dõi cũng không nhập viện (vì thấy bình thường (?!)). Có trường hợp Phòng Quản lý thai bệnh lý phải gọi điện hoặc gửi thư về nhà yêu cầu nhập viện vẫn không thấy đến. Thậm chí có người còn cho địa chỉ sai.

Người có bệnh tim nếu lỡ mang thai thì phải tuyệt đối tuân thủ chỉ định của bác sĩ. Ðặc biệt khi bị tim nặng (nhóm ba) không nên mang thai nếu chưa điều trị hết bệnh.

Tuyết Mai
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]