Bí quyết dưỡng sinh “8 ít - 8 nhiều”

(SKGĐ) Con người có thể sống lâu dài, mạnh khoẻ được hay không, không chỉ tuỳ thuộc vào việc ăn cái gì mà còn quan trọng ở cách thực hành như thế nào. Bạn chỉ cần nhớ kỹ bí quyết “8 ít - 8 nhiều” sau đây, và thực hành lần lượt từng cái, có thể bạn sẽ nhận được lợi ích cả đời.

15.6065

Ảnh minh họa

1. Ít thịt, nhiều đậu

Theo đề nghị của “tháp cân đối thực phẩm”, mỗi người tốt nhất chỉ ăn 75g thịt nạc mỗi ngày. Trong đó, người lao động chân tay, nam giới có thể ăn nhiều thịt đỏ. Người lao động trí óc, phụ nữ và người già nên ăn nhiều thịt trắng.

Người bị béo phì, bệnh tim, cao huyết áp, càng nên ít ăn thịt, nên ăn nhiều chế phẩm từ đậu như sữa đậu nành, đậu phụ khô, tàu hũ… đều là thực phẩm cung cấp protein tốt nhất.

2. Ít muối, nhiều dấm

Muối không chỉ trộm đi canxi trong cơ thể, mà còn lấy đi huyết áp bình thường. Lúc nấu cơm ở nhà, bạn hãy cho ít muối hơn, ngoài ra cũng cố gắng hạn chế lượng xì dầu (nước tương), sốt cà chua, tương ớt, bột cà-ri…

Dấm chua được xem là gia vị bảo vệ sức khỏe trong phòng bếp, lúc xào rau có thể cho thêm một ít, dấm chua làm từ gạo có thể giảm mỡ trong thịt, dùng dấm chua trong mì phở có thể giúp tiêu hóa tốt hơn.

3. Mặc ít, tắm nhiều

Ở Trung Quốc có câu “xuân ấm thu lạnh” để nói về nguyên tắc mặc quần áo theo mùa. Thật ra, “thu lạnh” không phải để bạn chịu lạnh, mà là chỉ nên từ từ hẵng mặc thêm áo quần. Sự kích thích của không khí lạnh có thể trợ giúp thân thể chuyển biến, đề cao lực thích ứng với nhiệt độ thấp.

Sáng sớm thích hợp tắm vòi sen, có thể đánh thức thể xác và tinh thần, mà trước khi ngủ 1-2 giờ, tốt nhất tắm một lần, nước hơi ấm, độ chừng 40-50 độ, hơi cao hơn nhiệt độ cơ thể một chút.

4. Ăn ít, nhai nhiều

Bắt đầu ăn cơm khi cảm thấy đói, không ăn quá no, hơn nữa có thể cố định thời gian ăn, mỗi bữa ăn cơm ít nhất cần 20 phút đồng hồ, bởi vì từ lúc bắt đầu ăn, sau 20 phút, đại não mới có thể tiếp thu tín hiệu no.

Như vậy, mỗi miếng cơm nhai 15-20 lần có thể trợ giúp tiêu hóa, tránh béo phì, còn có thể làm giảm cảm xúc khẩn trương, lo nghĩ.

5. Ít thuốc, luyện tập nhiều

Dù thường ngày bạn như thế nào, lúc uống thuốc nhất định phải keo kiệt một chút, gặp những bệnh nhẹ như cảm mạo, tốt nhất kiêng được thì kiêng, không nên uống thuốc tùy tiện.

Nghiên cứu mới nhất cho thấy, chỉ cần mỗi ngày kiên trì rèn luyện thân thể khoảng 15 phút, bình quân có thể kéo dài tuổi thọ hơn 3 năm. Ví dụ như luyện tập thân thể bằng cách đi nhanh, chạy bộ, đạp xe đạp… đều được cho là “liều thuốc” tốt nhất.

Ảnh minh họa

6. Ít lo, cười nhiều

Đối với một đứa trẻ 4 tuổi cứ 4 phút lại cười một lần, người trưởng thành ít nhất một tiếng nên cười một cái. Cười không chỉ có thể tăng lượng hộ hấp, còn có thể giúp bạn giảm béo, mở trói cho trái tim.

Cười to thoải mái 15 phút có thể tiêu hao 40 kcal. Nếu mỗi ngày đều có thể như vậy, một năm có thể giảm 1,8kg cân nặng.

7. Ít đi xe, đi bộ nhiều

Một nghiên cứu cho thấy, người cả ngày lái xe so với người thích đi bộ, thời gian mắc bệnh bị kéo dài gấp đôi. Mỗi ngày đi bộ 30 phút có tác dụng vận động dưỡng sinh, hệ thống miễn dịch đạt hiệu suất rất cao.

8. Ít ham muốn, bố thí nhiều

Chút ít điều lành đó có thể giúp bạn cảm thấy ý nghĩa cho cuộc sống, mang đến cho bạn cảm giác thanh thản, phiền não tự nhiên sẽ tan thành mây khói.

Tấn Bình

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]