Bí quyết trường thọ có 1 không 2 của người lùn trăm tuổi xứ Quảng

Năm nay bước sang tuổi 101, thế nhưng cụ vẫn có một trí nhớ vô cùng siêu phàm. Từ chuyện cổ chí kim cho tới những mảnh kí ức từ cách đây bảy, tám mươi năm, cụ vẫn kể vanh vách.

15.5902

Con đàn cháu đống gần trăm người, thậm chí người trong làng, ngoài xã cụ cũng nhớ chẳng thiếu một ai. Đã thế tiếng Pháp, hát bài chòi, hò khoan chẳng món gì cụ không tường tận… Thế nhưng cụ chỉ cao “vỏn vẹn” 1m, nặng khoảng 30 kg. Đó là “người lùn trăm tuổi” làng Phong Ngũ.

“Người lùn trăm tuổi” đất thiêng Điện Bàn

Cụ Hà Một, tên thật là Hà Cừu, người làng Ngũ Giáp, phủ Điện Bàn nay là thôn Phong Ngũ Tây, xã Điện Thắng Nam (thị xã Điện Bàn, tỉnh Quảng Nam). Cụ Một sinh vào tháng 3 năm 1915, trong một gia đình đông anh em.

Các anh, chị em của cụ Một đều hoàn toàn bình thường, chỉ riêng cụ Một sở hữu một thân hình đặc biệt “khiêm tốn”, cụ chỉ cao hơn 1m, nặng chưa đầy 40 kg. Đến tuổi trưởng thành, cụ vẫn không cao thêm được chút nào, biệt danh “chú lùn làng Ngũ Giáp” cũng gắn liền với cụ từ ngày đó.

Cụ Hà Cừu đang trao đổi với PV

“Tính đến thời điểm hiện tại, con, cháu cụ Một có trên 60 người, nhưng không một ai sở hữu vóc dáng đặc biệt như cụ cả. Ai cũng cao trên 1,6m, có chú còn cao gần 1,8m. Nghe các cụ cao niên trong làng kể, hai vị thân sinh của cụ Một cũng bình thường, nhưng không hiểu sao cụ lại… lùn như vậy”, ông Hà Tung (90 tuổi), cháu họ cụ Hà Cừu cho biết.

Sống trong một gia đình đông anh em lại nghèo, nên cụ chẳng được đến trường như bạn bè trong làng, nhưng đổi lại cụ có một trí nhớ tuyệt vời, ít ai sánh kịp. Chỉ cần nghe qua một lần là cụ có thể nhắc lại không vấp một chữ. Khoảng 10 tuổi cụ bắt đầu đi ở đợ, chăn trâu cho các phú ông trong xã.

Mặc dù thấp bé, nhưng đôi chân cụ thoăn thoắt, đồng xa, đồng gần không ngóc ngách nào cụ không đặt chân tới. Trâu, nghé đàn nào đàn nấy mấy chục con, nhưng chẳng khi nào cụ để “mất” hoặc “lạc” con nào. Nuôi cơm cụ Một cũng chỉ bằng nửa người khác, nên phú ông trong xã đều tranh nhau giành “nuôi” cụ Một…

Không chỉ có biệt tài “chăn trâu” giỏi, cụ Một còn có rất nhiều tài lẻ. Một trong số đó, chính là tiếng hát của cụ. Chính tiếng hát trong trẻo, truyền cảm đậm chất xứ Quảng ấy, đã giúp cụ “cưa” đổ không chỉ một, mà đến hai cô gái xinh nhất trong làng. Cụ Một thật thà chia sẻ: “Hồi nhỏ, cứ chờ đêm xuống là tui theo chân mấy anh, chị trong làng ra đình làng Phong Ngũ nghe hát bài chòi, hát xoan và tôi bắt đầu tập hát…”

Cụ Hà Cừu cùng con cháu trong gia đình

Kể ra cũng có duyên, ai nghe tôi hát cũng mê. Nhưng mê nhất là bà vợ đầu của tôi. Tiếc là cưới nhau chưa lâu thì bà ấy mất bởi nạn đói. Sau này, cũng nhờ khả năng “hát hò” mà tui cưới được người vợ thứ hai. Nhưng có thể nói đường tình duyên tui đào hoa nhưng khá… lận đận. Người vợ này sau khi sinh cho tôi năm đứa con, hai trai, ba gái cũng qua đời vào năm 1968”, cụ Một nhớ lại.

Nghe cụ Một kể chuyện, bà Nguyễn Thị Quỳnh (65 tuổi), con dâu cụ Một nói vui: “Số cụ đào hoa lắm! Sau khi bà Hai chết, cụ cũng hơn 50 rồi mà vẫn lắm cô theo lắm. Con cháu dọa vui, cụ mà đi bước nữa cho cụ ở với vợ bé luôn, không ai ở với cụ nữa mô. Ai ngờ, cụ tưởng thật quyết định ở vậy từ năm 68 tới chừ luôn…”.

Chưa từng một lần đặt chân tới trường, cũng không biết chữ nhưng cụ có thể nói tiếng Pháp… như gió. Nghe chúng tôi đề cập đến vấn đề này, cụ bật cười khanh khách. Cụ tâm sự: “Mô ra mà như gió. Họ đồn thôi. Tôi một chữ bẻ đôi không biết thì lấy gì ra mà…như gió. Chẳng qua là hồi Pháp thuộc, tôi nhỏ quá, bọn Pháp hắn “chê”, không bắt đi lính.

Nhưng tụi hắn cũng ác, bắt tui đi làm phu dịch cho tụi hắn. Lúc đầu, cũng chỉ định học tiếng Pháp để nói lại chủ mỗi khi họ đánh mình. Nhưng sau đó, nghe tôi nói thành thạo nên họ nhờ làm phiên dịch. Sống với tụi Pháo mười mấy năm, nên giao tiếp bằng tiếng Pháp thì tui nói được, còn bắt tui viết thì tôi giơ tay chịu thua”.

Trường thọ nhờ đi bộ, ăn gạo nhà và uống nước chè

Là người sống lâu nhất ở làng Phong Ngũ, nhưng so về trí nhớ thì hiếm ai bì kịp cụ Một. Trong tộc Hà Đức của cụ, những vị đỗ đạt, từng ra làm quan như Đốc học Hà Đằng, Quản cơ Hà Đức Tân, Lang trung Bộ Lại Hà Đức Ý, một vị khoa bảng làm quan dưới bốn triều vua nhà Nguyễn cụ đều nhớ rõ.

Đến chuyện ngoài xã, đắp đê, xây đập, làm đường cách đây bảy, tám mươi năm như thế nào cụ vẫn nhớ. Con đàn, cháu đống, nhưng chỉ cần đứng trước mặt cụ, cụ đều nhớ mặt, nhớ tên, biết là con ai, bao nhiêu tuổi. Thậm chí cả thơ do lớp con cháu sáng tác, bài nào hay cụ đều thuộc, cứ có dịp là ngâm “chiêu đãi” họ hàng…

Bởi thế, lớp con cháu sau này, bất kể học cao đến đâu khi cần việc gì cũng không quản đường sá xa xôi về hỏi cụ Một. Bà Nguyễn Thị Quỳnh, con dâu cụ Một cho biết: “Sống với cụ từ khi về làm dâu tộc Hà Đức tới giờ cũng đã mấy chục năm nhưng hiếm khi thấy cụ đau ốm, hay bệnh tật.

Tôi nhớ có lần cụ bị sốt rét nhưng cụ chỉ nghỉ hai ngày là khỏi, không cần thuốc men gì. Cụ rất thích uống nước chè xanh, sáng, trưa, chiều, tối mỗi bận một ca. Nhưng nước chè phải là che xanh tự trồng, chứ chè mua ở nơi khác về cụ biết ngay à. Ăn thì nay mỗi bữa cụ chỉ ăn được 1 bát nhưng biết tính cụ nên con cháu chọn gạo nhà, gạo quê nấu cho cụ. Cụ bảo ăn gạo mua nhạt lắm, không ngon như gạo nhà”.

Chia sẻ về bí quyết trường thọ, cụ Một tâm sự: “Đời người như ngọn đèn trước gió, sống chết đều có số cả, trời cho sống ngày nào thì vui với con cháu ngày đó thôi chứ bí quyết gì đâu. Có lẽ tôi “sống dai” là hồi xưa đi bộ nhiều quá nên khỏe.

Chứng minh thư cụ Hà Cừu.

Tôi nhớ hồi đó đi ở giữ trâu, ăn cơm nhà chủ, mỗi năm được hai bộ đồ và được trả hai đồng, tương đương khoảng chục ang lúa đã cực. Khi Tây qua, đi phu lục lộ làm đường xe lửa Bắc – Nam mới hãi.

14 năm ròng rã đi bộ từ Quảng Nam vào đến Sài Gòn làm đường cho Pháp. Thói quen này, đến giờ tôi vẫn còn giữ. Nay thỉnh thoảng, vẫn chống gậy đi bộ từ đầu thôn đến cuối thôn để thăm được bà con, ôn chuyện cũ với các bậc bô lão trong làng.

Đặc biệt, tôi có thói quen hay uống cà phê vào buổi sáng. Hồi còn đi làm trong trang trại bò sữa ở Đà Lạt, tôi thường đến đồn điền cà phê xin một bao nhỏ về phơi khô rồi giã ra nấu uống. Mấy chục năm qua, tôi không bỏ được thói quen này và đến bây giờ cũng vậy", cụ cho biết thêm.

Sau một hồi trò chuyện ấm cúng, cụ hát tặng một điệu bài chòi, đặc sản của xứ Quảng Nam làm quà chia tay. Khi chúng tôi ra vừa đến cổng, cụ Một còn hóm hỉnh nói: “Chỉ cần sống thoải mái, vui vẻ, đừng nên vướng bận điều gì quá, không suy nghĩ nhiều. Ăn uống, tập thể thao điều độ, hạn chế bớt rượu, bia thuốc lá đi, là khắc sẽ sống thọ thôi”.

Báu vật sống của làng Phong Ngũ

Cụ Hà Tung (90 tuổi), cháu họ cụ Hà Một tâm sự: “Nay đã ngoài trăm tuổi nhưng trong làng, ai nhờ cúng tế cụ cũng giúp. Việc cúng bái ở làng không khi nào vắng thiếu bóng dáng cụ. Cụ cúng, cụ vái đều thiêng lắm ứng lắm, làm ăn khá giả, con cháu đỗ đạt nên người dân ai cũng muốn nhờ cụ về cúng giùm hết”.

Mt người lùn rt đc bit

Trao đổi với PV, ông Đặng Đức Vinh (Trưởng ban Văn hóa xã Điện Thắng Trung, thị xã Điện Bàn, Quảng Nam) cho biết: “Mới đây, UBND xã Điện Thắng Trung đã kết hợp với gia đình tổ chức lễ mừng thọ 100 tuổi cho cụ Hà Cừu, người làng Phong Ngũ. Người dân Điện Thắng Trung rất tự hào vì địa phương có rất nhiều cụ thượng thọ trên 100 tuổi, tuy nhiên cụ Hà Cừu là một trường hợp rất đặc biệt, người dân xem cụ như “pho sử sống” của cả làng”.

Nguyễn Hưng

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]