Bố chữa ung thư bằng... sữa của con

Hơn 6 tháng qua, ông Tim Browne (67 tuổi, Australia) đã kiên trì uống sữa của cô con gái mới sinh con, mỗi ngày một bát với hi vọng có thể điều trị bệnh ung thư ruột kết hiệu quả.

15.5808

Bài báo về gia đình ở Tim Browne. Ảnh: New Idea.

Tháng 6/2007, ông Tim biết mình mắc bệnh ung thư. Tuy nhiên, cuộc phẫu thuật sau đó vài ngày chỉ có thể giúp ông tạm qua được cơn đau, nhưng không thể ngăn cản sự phát triển trở lại của khối u đã chớm vào giai đoạn cuối.

Thế rồi tình cờ cô con gái Georgia (vừa mới sinh con) xem một bộ phim tài liệu về một người đàn ông ở Mỹ bước đầu thành công trong việc điều trị ung thư nhờ việc uống sữa mẹ. Và cô đã nghĩ tại sao mình không thử.

Từ đó, cô thực hiện công việc được cho là bất thường của một người mẹ, đó là chia sẻ bầu sữa của cậu con trai 8 tháng tuổi cho người cha đang mắc bệnh ung thư. Hàng ngày, ông Tim bắt đầu ngày mới bằng một bát sữa do con gái cung cấp.

Những nỗ lực và niềm tin của gia đình Browne đã đem lại những tín hiệu sáng sủa. Theo đánh giá của gia đình, ông Tim cũng đã có sự hồi phục về sắc thái và tỏ ra nhanh nhẹn hoạt bát hơn trước rất nhiều.

Dù chưa trở thành liệu pháp chính thức điều trị ung thư, nhưng các kết quả nghiên cứu bước đầu của các chuyên gia hàng đầu trong lĩnh vực ung thư cho thấy, sữa mẹ hoàn toàn có thể là một phần quan trọng trong cuộc chiến chống ung thư.

Tiến sỹ Catharina Svanborg (Đại học Lund) từng chứng minh rằng, trong môi trường axit của hệ tiêu hóa ở trẻ em, loại protein alpha-lac thông thường được tìm thấy trong sữa mẹ có thể chuyển hóa thành một hợp chất có thể tiêu diệt các chất gây ung thư và những tế bào có nguy cơ gây hại khác như vi khuẩn pneumonococcus.

Đồng tình với quan điểm này, tiến sỹ June Meymand thuộc một trung tâm điều trị ung thư cho biết: “Sữa mẹ có thể giúp bảo vệ các tế bào khỏe và tiêu diệt các tế bào ung thư. Một vài bệnh nhân khỏi bệnh tin rằng sữa mẹ đã giúp họ tăng cường sức đề kháng để tiêu diệt tế bào ung thư”.

Những căn cứ khoa học nhất định mở ra hy vọng rằng sữa mẹ sẽ là một lựa chọn mới trong liệu pháp điều trị ung thư. Tuy vậy, “thật khó để có thể biết chính xác sữa mẹ hoạt động ra sau khi tác động với khối u. Đây là một hướng đi hứa hẹn, nhưng thực sự còn đòi hỏi rất nhiều nghiên cứu chuyên sâu hơn nữa”, tiến sĩ John Stevens thuộc American Cancer Society (Mỹ) cho biết.

(Theo Gia đình & Xã hội, Newidea)

 

Gửi câu hỏi tư vấn tại đây hoặc về [email protected]
 
0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]