Các thuốc tránh dùng khi bị suy thận nhẹ

Đa số các loại thuốc đều đào thải qua thận dưới dạng biến đổi hay không biến đổi nên đều có thể gây hại thận tùy theo mức độ độc hại của thuốc.

15.6177

Theo Wikipedia, suy thận là trạng thái suy giảm chức năng của thận, bao gồm chức năng bài tiết lượng nước dư thừa trong cơ thể và bài tiết chất độc trong cơ thể do quá trình trao đổi chất gây ra, và (kéo theo) sự suy giảm chức năng sản xuất một vài hormone do thận sản xuất.

Người bệnh bị suy thận có triệu chứng đau đầu do cao huyết áp, phù mặt hoặc tay chân hoặc bụng hoặc tất cả do ứ nước trong cơ thể, mệt mỏi, đắng miệng, chán ăn, buồn nôn, mờ mắt, đau đầu, giảm tập trung và giảm ham muốn tình dục, chóng mặt, da xanh, móng tay chân và niêm mạc mắt nhợt nhạt do thiếu máu, ngoài ra còn có thể thấy môi thâm, răng xỉn, đau xương và răng, và chảy máu chân răng.

Nếu bệnh nhẹ thì phải uống thuốc và ăn kiêng nghiêm ngặt. Chế độ ăn kiêng rất phức tạp: đủ dinh dưỡng và năng lượng, nhưng phải vừa đủ (thậm chí gọi là ít) chất đạm và muối (K, Na).

Bệnh nhân suy thận nhẹ cần uống thuốc và ăn kiêng nghiêm ngặt.

Bệnh nhân suy thận nhẹ nên tránh thuốc nào?

Báo Sức khỏe và Đời sống cho biết, đa số các loại thuốc: uống, tiêm, dùng ngoài da (nhỏ mắt, mũi, tai; đặt hậu môn, âm đạo) xông hít... đều đào thải qua thận dưới dạng biến đổi hay không biến đổi nên đều có thể gây hại thận tùy theo mức độ độc hại của thuốc.

Người suy giảm chức năng thận nhẹ có độ thanh thải creatinin huyết thanh trên 150micro.mol/L và người trên 60 tuổi có độ thanh thải creatinin huyết thanh trên 120 micro.mol/L đã có thể gặp những trường hợp như: không bài xuất hết được thuốc hoặc chất chuyển hóa của thuốc nên tích tụ lại gây nhiễm độc cho cơ thể. Một số thuốc không có hiệu quả hoặc giảm tác dụng khi chức năng thận bị suy giảm.

Vì vậy, với những đối tượng này nên lưu ý tránh dùng các thuốc sau:

-Thuốc điều trị bệnh glocom: acetazolamid

-Thuốc chống ung thư: cisplatin; ifosfamid

-Thuốc chống rối loạn lipid máu: clofibrat

-Kháng sinh chống nhiễm khuẩn nặng: colistin

-Thuốc chống viêm không steroid: indomethacin; ibuprofen; ketoprofen; meloxicam; piroxicam; naproxen; tenoxicam

-Thuốc điều trị bệnh đái tháo đường typ 2: metformin

-Thuốc kháng khuẩn tiết niệu: nitrofurantoin

-Thuốc giải độc kim loại: penicilamin

-Sulfonamid kháng khuẩn: sulfadiazin

-Các loại kháng sinh: neomycin; tetracylin và các thuốc cùng nhóm như: doxycylin, myocylin...

Cách phòng tránh bệnh suy thận

Vnexpress đưa tin về các biện pháp phòng tránh suy thận như sau:

- Nếu người bệnh có bệnh tiểu đường cần điều trị tốt đường máu ở mức bình thường và thường xuyên kiểm tra định kỳ chất đạm trong nước tiểu.

- Điều trị tốt bệnh lý tăng huyết áp, tăng mỡ máu

- Không hút thuốc lá. Các nhà khoa học đã chứng minh rằng hút thuốc lá là một yếu tố gây ra tiểu đạm làm tổn thương thận.

- Không uống nhiều rượu.

- Nên ăn các thức ăn có lợi như ít muối, ít chất béo, ăn nhiều cá, rau quả. Một số loại thức ăn ít muối như thực phẩm tươi, trái cây, củ hành, tiêu, chanh, gừng...

- Cần uống nước đúng cách, uống đủ nước, khoảng 2-3 lít một ngày tùy mức vận động, thời tiết.

- Tập thể dục đều đặn.

- Không tự ý dùng thuốc bừa bãi.

- Dùng thuốc ức chế men chuyển hoặc ức chế thụ thể men chuyển.

- Khám bác sĩ chuyên khoa thận học định kỳ 6 tháng hoặc 1 năm. Khi khám thận cần chú ý kiểm tra huyết áp, nước tiểu, xét nghiệm máu...

Thuốc tham khảo: Ích Thận Vương

- Giúp cải thiện chức năng thận, giúp bảo vệ thận, giúp ngăn ngừa sự phá hủy của thận, giúp làm chậm tiến trình suy thận, giúp làm giảm nhu cầu phải lọc máu ở các bệnh nhân suy thận. 
- Hỗ trợ kiểm soát các triệu chứng và biến chứng của suy thận như: Phù, đi tiểu thường xuyên, tăng creatinin huyết hoặc protein niệu. 
- Giúp ngăn ngừa sự phát triển suy thận từ những bệnh nhân có các bệnh nguy cơ như: Đái tháo đường, tăng huyết áp, viêm cầu thận, sỏi thận, lupus, dùng các thuốc độc với thận.

Thùy Linh

Nên đọc

Theo GĐVN

0--1

Liên hệ xóa tin: [email protected]