Quá trình bước đầu gặp nhiều khó khăn khi hầu hết CN chưa muốn gia nhập CĐ nên cán bộ CĐ các KKT Hải Phòng thay đổi phương pháp tuyên truyền khi tạo dựng những nhóm CN có chung đặc điểm, sở thích để trao đổi những mối quan tâm chung, trong đó có quyền lợi của họ trong DN, những mong muốn, đề xuất của CN về tiền lương, thời giờ làm việc, điều kiện làm việc… Khi hiểu việc gia nhập CĐ để được bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp chính đáng, NLĐ đã tự nguyện gia nhập, thành lập CĐ, lúc này CĐ các KKT mới hỗ trợ CN tổ chức thành lập CĐCS và thông báo cho chủ DN biết để thực hiện các nghĩa vụ với CĐ. Những ghi nhận lúc ban đầu về tâm tư nguyện vọng của NLĐ giờ đây chính là những căn cứ để cho CĐCS xây dựng nội dung đề xuất cho đối thoại và thương lượng tập thể đối với chủ DN, trên cơ sở đó ký kết thoả ước lao động tập thể. Bà Phạm Thị Hằng - Chủ tịch CĐ các KKT Hải Phòng - cho biết, chính với cách làm “hai trong một này”, dù lúc đầu gặp nhiều khó khăn, nhưng CĐ các KKT Hải Phòng đã đạt được hiệu quả kép: Vừa thành lập được CĐCS theo phương pháp mới quy định tại Điều 17 Điều lệ CĐVN, vừa giúp CĐCS tiến hành ký kết được TƯLĐTT một cách thực chất, có nhiều điều có lợi cho NLĐ.