Mắc ung thư lưỡi ngỡ là nhiệt miệng
Theo báo Dân trí Bệnh viện K Trung ương đã từng tiếp nhận một bệnh nhân 35 tuổi, ở Đống Đa, Hà
Nội, mắc ung thư bờ lưỡi - một dạng ung thư khoang miệng nhưng lại ngỡ là mình bị nhiệt miệng.
Bệnh nhân này đã phát hiện lưỡi có những vết loét thường xuyên.
Ban đầu tần suất của nó là vài tháng 1 lần nhưng dần dần sự xuất hiện của vết loét gần nhau hơn,
lâu khỏi hơn mặc dù đã sử dụng các biện pháp giải nhiệt rất tích cực.
Có khi vết loét kéo dài đến 2 tháng mới khỏi đi khám các bác sĩ đều kết luận là bị nhiệt miệng
và viêm nhiễm khoang miệng.
Không những uống thuốc Nam, Tây, Bắc đầy đủ mà ngay cả rượu bia, thuốc lá và những món ăn cay
nóng khác anh cũng bỏ nhưng bệnh không hề thuyên giảm mà chỉ nặng thêm.
Chỉ đến khi nghi ngờ rằng mình bị ung thư khoang miệng anh mới tới Bệnh viện K để khám. Tại đây
các bác sĩ chuyên khoa đã làm xét nghiệm và phát hiện ra anh bị ung thư bờ lưỡi.
Một trường hợp khác được đăng tải trên Báo Dân trí cũng bị nhầm lẫn ung thư lưỡi với nhiệt miệng
như trên, khi phát hiện ra thì bệnh ung thư bờ lưỡi đã ở giai đoạn cuối, các bác sĩ phải tiến hành
cắt bỏ hết lưỡi cho bệnh nhân.
Trên đây là hai trường hợp tiêu biểu cho sự nhầm lần bệnh nhiệt miệng vớ ung thư lưỡi, là lời
cảnh tỉnh cho những ai có dấu hiệu "nhiệt miệng" kéo dài cần cảnh giác với ung thư lưỡi.
Cách phân biệt nhiệt miệng với ung thư lưỡi
Nhận biết nhiệt miệng
Viêm nhiễm khoang miệng, sưng đau, xuất hiện vết loét trong khoang miệng gây trở ngại cho việc
nhai, nuốt của người bệnh.
Các vết loét thường xuất hiện ở lưỡi, má trong, lợi và một số vị trí khác trong khoang miệng.
Vết loét có màu trắng sữa, khiến vùng xung quanh bị sưng đau thậm chí là nổi hạch ở vùng quai hàm,
hai bên má.
Thông thường các vết loét sẽ tự khỏi từ 7 - 10 ngày từ khi bắt đầu xuất hiện. Khi bệnh giảm thì
tình trạng sưng, đau của các vết loét giảm dần đi, vùng niêm mạc có vết loét sẽ nhanh chóng lành
lại sau đó.
Những người bị nhiệt miệng chỉ cần vệ sinh răng miệng sạch sẽ, uống kháng sinh nhẹ hay bổ sung
vitamin nhóm B, C và không sử dụng rượu bia, thuốc lá đồ ăn cay nóng sẽ khỏi sau 10 ngày.
Tuy nhiên, một số trường hợp các áp xe miệng bị viêm sưng kéo dài có thể phải dùng đến kháng
sinh mạnh hơn và thời gian lành bệnh sẽ kéo dài lâu hơn các dạng nhiệt miệng thông thường.
Nhận biết ung thư lưỡi
Đây là căn bệnh rất thường gặp trong các dạng ung thư khoang miệng, Tuy nhiên, do đặc trưng của
bệnh rất dễ bị nhầm lẫn với nhiệt miệng, vì vậy mà khi phát hiện bệnh hầu hết các trường hợp đều ở
giai đoạn cuối của bệnh.
Bên cạnh dấu hiệu lở loét ở lưỡi thì người bệnh sẽ kèm theo các dấu hiệu như sụt cân nhanh
chóng, mệt mỏi toàn thân, lười ăn, lưỡi bị chảy máu, có u ở vùng lưỡi hay gặp khó khăn khi há
miệng, nuốt thức ăn, nói,…
Các vết loét ở lưỡi kéo dài, lâu khỏi, mó triền miền ở trên và dưới lưỡi, thậm chí lưỡi còn bị u
cứng ở những vị trí nhất định.
Do đó, khi có những dấu hiệu cảnh báo như trên bạn nên nhanh chóng gặp bác sĩ chuyên khoa để
thăm khám.
Các bác sĩ chuyên khoa sẽ yêu cầu bạn làm sinh thiết tế bào ở vùng vết loét và sớm phát hiện ra
ung thư lưỡi nếu bạn mắc bệnh.
Từ đó sẽ có phương pháp điều trị bệnh thích hợp. Phát hiện bệnh càng sớm càng làm tăng khả năng
chữa trị bệnh cho bạn.
Nếu không khi đã ở giai đoạn cuối thì bắt buộc các bác sĩ phải cắt bỏ toàn bộ lưỡi của bạn như
trường hợp ở trên để đảm bảo tính mạng cho bạn.
Phòng tránh ung thư lưỡi như thế nào?
- Vệ sinh răng miệng là điều cần thiết nhất để bạn phòng tránh các bệnh về răng miệng, đặc biệt
là ung thư lưỡi.
- Tránh ăn các thực phẩm cay nóng, rượu bia, chất kích thích làm tăng nguy cơ ung thư lưỡi.
- Ăn các thực phẩm có tác dụng phòng tránh ung thư hiệu quả như tỏi, hành, củ cải trắng, hành
tây, cà rốt, cà chua, bông cải xanh,…
- Khám bệnh định kỳ nhất là vùng răng miệng.
- Gặp bác sĩ ngay khi có những dấu hiệu bất thường ở khoang miệng để giảm nguy cơ mắc bệnh và
sớm phát hiện bệnh, giảm tỷ lệ tử vong khi phát hiện bệnh quá muộn.
Theo Tuyết Anh - Trí thức trẻ